Phi tần sống thọ nhất của Hoàng đế Ung Chính: Vốn là cung nữ nhưng may mắn đổi đời vì tính tình ôn nhu, địa vị chỉ đứng sau "Chân Hoàn"
Nàng phi tần tài mạo song toàn nhà Đường: Vào cung làm nô lệ và bị Võ Tắc Thiên khắc chữ lên mặt, chết vì quá chú tâm vào quyền lực / 3 Hoàng hậu đáng thương nhất nhà Minh: Người bị Hoàng đế dọa đến mức sảy thai, kẻ bị phế truất nhưng thảm nhất là người bị bỏ mặc trong biển lửa
Thuần Ý Hoàng Quý phi Cảnh thị vốn xuất thân là một nữ tử Bao y thuộc Nội vụ phủ, là con gái của Nội Quản lĩnh Cảnh Đức Kim. Đối với những nữ nhân có xuất thân tương tự Cảnh thị mà nói, quỹ đạo cuộc đời họ chỉ là tham gia tuyển tú, nếu được chọn sẽ vào cung hầu hạ các chủ tử, nếu thất bại thì có thể kết hôn.
Tuy nhiên, Cảnh thị lại may mắn hơn khi được Hoàng đế Khang Hi ban cho Hoàng tứ tử Dận Chân, sau này là Hoàng đế Ung Chính. Năm Khang Hi thứ 42, Cảnh thị trở thành thiếp của Ung Thân vương Dận Chân. Lúc đó, bà khoảng 14 tuổi.
Cảnh thị dù không quá xinh đẹp nhưng tính tình ôn nhu và an phận. Năm Khang Hi thứ 50, Cảnh thị hạ sinh Hoằng Trú.
Sau khi Hoàng đế Ung Chính kế vị, ông đã tiến hành sách phong cho thê thiếp của mình, Cảnh thị cũng được phong thành Dụ tần. Mặc dù thân phận này không được xem là quá cao nhưng các phi tần của Hoàng đế Ung Chính không quá nhiều nên cũng có thể xem "Tần" là một vị trí tương đối tốt ở hậu cung. Hơn nữa, bên cạnh bà vẫn còn Hoàng ngũ tử Hoằng Trú nên cơ hội được tấn phong cao hơn vẫn còn.
Quả nhiên, đến năm Ung Chính thứ 8, Hoàng đế thực hiện một loạt điều chỉnh ở hậu cung, vì Hoàng hậu Na Lạp thị bệnh nặng không thể tiếp tục quản lý hậu cung nên Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị được tấn phong làm Hi Quý phi, Dụ tần Cảnh thị được tấn phong làm Dụ phi, Cảnh thị trở thành một trong những nữ nhân có quyền lực nhất hậu cung của Hoàng đế Ung Chính.
Chẳng những vậy, Hoàng ngũ tử Hoằng Trú cũng được Hoàng đế xem trọng, được phong làm Hòa Thân vương và được phái đi xử lý sự vụ Miêu Cương cùng Bảo Thân vương Hoằng Lịch và Ngạc Nhĩ Thái.
Thêm vào đó, quan hệ giữa Dụ phi Cảnh thị và Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị cũng không tệ, có thể xem đây chính là nền móng vững chắc cho tuổi xế chiều ổn định của Cảnh thị. Sau khi Hoàng đế Càn Long lên ngôi, Nữu Hỗ Lộc thị trở thành Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Cảnh thị nghiễm nhiên được tôn phong làm Hoàng khảo Dụ Quý phi. Hoàng đế còn đối xử với Hoằng Trú cực kỳ tốt.
Theo một số tài liệu, đãi ngộ của Cảnh thị đều theo địa vị Quý phi. Trong các phi tần của Tiên đế, ngoài Sùng Khánh Hoàng thái hậu thì Cảnh thị có địa vị cao nhất. Sùng Khánh Hoàng thái hậu được xem là nguyên mẫu lịch sử của nhân vật Chân Hoàn trong bộ phim Hậu cung Chân Hoàn Truyện.
Có lẽ vì phải lao động tay chân từ nhỏ nên sức khỏe của Cảnh thị rất tốt, sống trong hậu cung hàng chục năm nhưng vẫn bình an vô sự. Năm Càn Long thứ 43, sau khi Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời, Hoàng đế Càn Long tôn Cảnh thị làm Hoàng khảo Dụ Hoàng Quý phi.
Năm Càn Long thứ 49, Cảnh thị ngã bệnh và qua đời ở tuổi 95 (1689 - 1784), sau hơn 60 năm sống ở hậu cung. Bà cũng là hậu phi sống thọ nhất của Hoàng đế Ung Chính. Sau khi mất, Cảnh thị được an táng tại Thái lăng Phi viên tẩm và được Hoàng đế Càn Long dâng thụy hiệu là Thuần Ý Hoàng Quý phi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn