Khám phá

Phi tần thời xưa dù cởi sạch khi thị tẩm cũng quyết che đi một điểm, để lộ có thể làm vua hoảng sợ

Hậu cung chính là nơi mà phụ nữ ở ngoài muốn bước vào trong, phụ nữ bên trong lại khao khát tự do bên ngoài.

Vì sao phi tần luôn để móng tay dài, không rời hộ giáp: Ngoài thể hiện quyền lực còn lý do bí ẩn đằng sau / Phi tần có tốc độ thăng cấp nhanh nhất trong lịch sử nhà Thanh, 8 tháng có thể lên làm Hoàng hậu, người này là ai?

Thời phong kiến Trung Quốc, phụ nữ không được học hành nhiều, cũng không được đi đâu xa, người nào muốn đổi đời chỉ có thể tiến cung, giành lấy vị trí cho riêng mình. Thế nhưng chốn hậu cung hàng ngàn giai lệ, biết ai may mắn lọt vào mắt xanh của bậc đế vương. Dù có được vua ân sủng đi chăng nữa, phi tần cũng phải đối mặt với đầy rẫy những quy định khắt khe về mọi mặt từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong cuộc sống.

Phi tần xưa phải bó chân để đi vừa những đôi giày nhỏ xíu

Đáng chú ý, phi tần xưa khi đi thị tẩm đều không mặc gì hoặc mặc rất ít vải, duy chỉ có một bộ phận trên cơ thể của họ là được che giấu kĩ càng, đó chính là đôi chân. Thời xưa, phụ nữ Trung Quốc rất chuộng tục bó chân gót sen. Tục lễ này được cho là bắt nguồn từ thời nhà Thương (1700 - 1027 trước Công nguyên). Tương truyền Hoàng hậu nhà Thương có bàn chân khòeo nên đã ra yêu cầu phụ nữ trong hậu cung cũng bắt buộc phải bó chân. Tuy nhiên một truyền thuyết khác lại cho rằng tục bó chân có từ thời nhà Tống (960 - 1279 sau Công Nguyên), vua Lý Vũ (cai trị từ năm 961 - 975 sau Công nguyên) si mê một vũ công tên Yao Niang. Ngài đã yêu cầu cô bó chân thành hình dạng của mặt trăng non để biểu diễn "vũ điệu hoa sen". Dáng vẻ hấp dẫn, sang trọng của nàng khiến cho bao phi tần cũng cố gắng bắt chước bó chân để được hoàng thượng để mắt tới và sủng ái.

Ảnh minh họa

Tục bó chân trở nên phổ biến vào thế kỉ 12 và đến giữa thế kỉ 17, tức là vào đầu triều Thanh thì mọi cô gái muốn kết hôn đều bị bó chân. Còn trước đó, hầu hết chỉ có phụ nữ xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, sau này là phi tần, cũng nữ mới theo tục bó chân gót sen. Tuy nhiên một điều khá mâu thuẫn, đó là họ sẽ luôn giấu đôi chân này đi, không để hoàng thượng nhìn thấy, tránh để ngài hoảng sợ. Bởi, đôi chân sau khi bó sẽ trở nên xấu xí, biến dạng đến đáng sợ.

Trong lịch sử, có rất nhiều phi tần vì đê vua thấy được "gót sen" của mình mà thất sủng, bị xa lánh, ghét bỏ. Năm 1949, sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, nhà nước mới đã ra nghiêm cấm tục bó chân. Đến cuối thập niên 1960, tục lệ này về cơ bản đã chấm dứt. Cho đến hiện tại, gười ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm