Vì sao phi tần luôn để móng tay dài, không rời hộ giáp: Ngoài thể hiện quyền lực còn lý do bí ẩn đằng sau
Điều giúp Khang Hi và Càn Long sống thọ là gì? Vì họ không động vào 1 thứ mà nhiều Hoàng đế khác đều dùng / Vì sao sau khi nhận được ân sủng của Hoàng đế, phi tần đi đứng đều cần cung nữ dìu tay?
Phi tần thời xưa có nhiều cách khẳng định địa vị của mình trong cung. Thông thường, họ thể hiện quyền lực của mình thông qua trang phục, trang sức, phụ kiện… Đặc biệt, các phi tần thường xuyên để móng tay dài và đeo hộ giáp để bảo vệ móng. Đằng sau thói quen này là các ý nghĩa sâu xa khiến hậu thế bất ngờ.
Theo quan niệm của người xưa, móng tay là 1 phần cơ thể mà cha mẹ đã trao cho chúng ta từ khi chào đời. Bởi vậy nhiều người quan niệm rằng không nên cắt móng tay dù bất cứ lý do gì. Người phụ nữ thường nuôi móng tay dài để thể hiện sự trân trọng cha mẹ.
Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều khó khăn nếu như để móng tay dài. Khi làm việc, nếu họ đụng chạm vào các vật cứng, sắc, móng tay có thể bị gãy và tổn thương. Vì vậy, sau này chỉ những người thuộc tầng lớp quý tộc, có xuất thân cao quý trong xã hội mới để móng dài.
Phi tần để móng tay dài là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong các bộ phim cung đấu Trung Quốc. Ảnh minh họa: Internet
Để bảo vệ móng tay cho những người thuộc tầng lớp quý tộc, hộ giáp đã ra đời. Đặc biệt, đây là món đồ bất ly thân đối với phi tần, nhất là thời nhà Thanh. Những phi tần này từ khi nhập cung đã có nhiều kẻ hầu người hạ, không phải tự tay làm việc chân tay nên có điều kiện chăm sóc móng hơn những người phụ nữ bình dân.
Đối với người thời xưa, phi tần để móng tay dài và mang theo hộ giáp vì nhiều lý do khác nhau.
Thể hiện quyền lực của phi tần: Người xưa quan niệm rằng móng tay càng dài thì càng có phúc lớn. Bởi vậy các vị Hoàng hậu, phi tần đều mong muốn sở hữu móng tay dài. Họ thường để móng 2 ngón út và áp út, đeo hộ giáp để tránh làm hỏng móng. Lâu dần, người có móng tay dài được coi là có địa vị cao trong hoàng cung.
Móng tay dài, hộ giáp tinh xảo chứng minh địa vị cao của phi tần. Ảnh minh họa: Internet
Không chỉ vậy, quyền lực của phi tần còn được thể hiện qua hộ giáp. Ở thời nhà Thanh, chúng ta chỉ cần nhìn vào hộ giáp cũng đoán được địa vị của phi tần. Hoàng hậu hoặc các phi tần có địa vị cao sẽ dùng hộ giáp bằng vàng, đá quý, ngọc trai. Ngược lại, phi tần cấp thấp chỉ được đeo hộ giáp làm từ đồng, thiết kế, chạm khắc đều thô sơ.
Người có địa vị càng cao trong cung thì hộ giáp càng được chạm khắc tinh xảo và kỹ lưỡng. Vật dụng bảo vệ móng tay của phi tần thậm chí còn được khắc cả chữ, hình thù khác nhau.
Gây chú ý với vua: Ở trong cung, địa vị của phi tần dễ dàng bị lung lay nếu như không được lòng vua. Nhiều người mong muốn được vua yêu thương, thường xuyên lui tới nên lúc nào cũng chăm chút vẻ bề ngoài. Các phi tần đều chuẩn bị kỹ lưỡng từ trang phục, các món phụ kiện, cách đi đứng, nói năng… để gây chú ý với người đứng đầu đất nước. Vì vậy, họ thường chuẩn bị những chiếc hộ giáp bắt mắt, ấn tượng nhất để được vua để ý hơn.
Phi tần nào cũng mong muốn nhận được ân sủng từ vua. Ảnh minh họa: Internet
Để tự vệ: Không ít phi tần sử dụng hộ giáp để tự vệ, đảm bảo sự an toàn của mình. Hộ giáp là 1 món đồ khá sắc nhọn nên phi tần có thể sử dụng phòng khi nguy hiểm mà không có kẻ hầu người hạ ở bên. Một trong những người sử dụng hộ giáp như 1 vũ khí chính là Từ Hy thái hậu. Vì sợ xung quanh có nhiều kẻ thù, bà đã giấu thuốc độc vào hộ giáp để sử dụng khi cần.
Che đi móng tay thật: Theo Toutiao, móng tay thật của nhiều phi tần không trắng đẹp. Vì vậy khi dùng hộ giáp để che đi, họ giúp bàn tay mình đẹp đẽ, thu hút hơn.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'