Phi tử tuổi thọ dài nhất, 14 tuổi tiến cung, 92 tuổi qua đời, tuổi già trở thành người chiến thắng chốn hậu cung
Khuôn mặt thật của Tôn Ngộ Không trông thế nào? Xem bức vẽ này từ ngàn năm trước mới biết Tây Du Ký không phải chuẩn nhất / Khi đưa linh cửu Từ Hi đến nơi an táng thì quan tài nhỏ máu, cảnh tượng cực kỳ rợn người, Lý Liên Anh trước khi lâm chung mới dám nói ra nguyên nhân
Khi nhắc tới hoàng đế đa tình thời nhà Thanh thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới Càn Long. Hậu cung của Càn Long đông vô cùng nhưng số phi tần đi được vào lòng ông chỉ có 42 người. Tuy rằng họ đã trở thành hoàng phi nhưng không có nghĩa là họ không còn phải lo ăn lo mặc nữa. Trong số họ có rất nhiều người không được sủng ái, thậm chí cả đời phải sống qua ngày không mục đích, không niềm vui.
Vị phi tử mà hôm nay chúng ta nói tới, bà vào cung khi 14 tuổi, trở thành người phụ nữ của hoàng đế. Nhưng sau khi vào cung lại không hề nhận được bất kỳ sự ân sủng nào, một mình đơn chiếc trong căn phòng vắng 78 năm. Cho tới những năm cuối đời, người ta mới biết bà chính là người thắng cuộc thực sự giữa chốn hậu cung tranh đấu này.
Trong chốn hậu cung tranh quyền đoạt vị tàn khốc, không được hoàng thượng ân sủng có khi lại là một phước phần.Người phụ nữ truyền kỳ ấy chính là Uyển Phi thời nhà Thanh, trong sách sử thời Thanh không có nhiều tài liệu ghi chép những chuyện về Uyển Phi trước khi bà vào cung, chỉ biết cha bà tên là Trần Ngạn Chương. Từ họ tên của bà cũng có thể biết được, bà là một người dân tộc Hán. Tuy nhiên, con gái dân tộc Hán trong thời Thanh không có địa vị cao trong xã hội, trước khi Càn Long đăng cơ thì bà đã được gả vào trong vương phủ của ông, năm 14 tuổi bà có mối quan hệ phu thê với Càn Long, từ đó về sau cũng không nhận được sự sủng ái từ Càn Long.
Sau khi Càn Long trở thành hoàng đế thực sự, dựa theo quy định, ông phải tự sắc phong cho các thê thiếp của mình. Những người phụ nữ khác đều được phong làm phi tử và tần, chỉ có Uyển Phi là bị phong làm Thường tại. Tận 1 năm sau bà mới được thăng làm Quý nhân. Từ chức tước, địa vị có thể thấy bà không được Càn Long quan tâm chú ý. Mãi tới năm Càn Long thứ 13, Uyển Phi mới trở thành một vị cung chủ thực sự, được sắc phong làm Uyển Tần, kể từ đó về sau trong suốt 40 năm cũng chẳng hề được đoái hoài gì.
Cho tới khi Càn Long thoái vị mới tiến hành một cuộc gia phong cuối cùng, hơn nữa còn hạ lệnh tất cả các nữ tử trong hậu cung đều có thể được thăng cấp. Uyển Tần cũng vì thế mà được thăng lên làm Uyển Phi. Trong chốn hậu cung, Uyển Phi từ lâu đã quen với việc bị ghẻ lạnh, hơn nữa bà cũng trải nghiệm sự vô tình trong chốn hoàng cung to lớn. Thế nên cũng không vì bị ghẻ lạnh mà cảm thấy đau buồn, ngược lại bà sống những ngày vô cùng thoải mái, tự tại trong chốn hậu cung khốc liệt.
Khi vua Gia Khánh đăng cơ, bà đã hơn 80 tuổi, dựa vào sự trường thọ của mình, Uyển Phi đã trở thành phi tử lớn tuổi nhất trong hậu cung nên cũng được mọi người trong hậu cung tôn trọng. Cứ như thế, Uyển Phi sống tới năm 92 tuổi thì qua đời, lúc này, người ta mới biết hóa ra vị phi tử cô độc trong suốt 78 năm qua trong hậu cung mới chính là người thắng cuộc cuối cùng, vì chỉ có cuộc sống của Uyển Phi mới là cuộc sống thoải mái, yên tĩnh nhất.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách