Khám phá

Phò mã nhà Thanh buộc phải "thử hôn" mới được động phòng cùng công chúa

Dưới thời nhà Thanh, những người muốn trở thành phò mã thậm chí còn phải trải nghiệm một thử thách khá quái gở, đó là phải qua đêm đầu tiên với một người khác không phải là công chúa.

Tiết lộ bí ẩn sững người về chuyện “động phòng hoa chúc” của vua chúa thời xưa khiến hậu thế tò mò / Vị hoàng đế làm bao dân tộc kinh hãi và đêm động phòng kinh hoàng

1. Người như thế nào có thể trở thành phò mã?

Hoàng đế muốn kén rể cho con gãi, lẽ hiển nhiên không thể làm qua quýt. Thông thường, người được tuyển chọn đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn trong các quần thần.

Những yếu tố đầu tiên được quan tâm, đó chính là ngoại hình, diện mạo, tài cán và cuối cùng là tuổi tác của các “phò mã tương lai”.

Nếu được tuyển chọn, Hoàng thượng sẽ hạ chỉ, nhận được thánh chỉ, người đó phải lập tức vào cung tạ ơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, Hoàng thượng cũng sẽ ban cho con rể tương lai một khoản tiền để sửa chữa phòng ốc để khi công chúa về nhà chồng sẽ có nơi ăn chốn ở đàng hoàng.

2. Điều kỳ quái khó nói phò mã buộc phải làm trước đêm tân hôn

Thời nhà Thanh, để được làm chồng của công chúa hay còn gọi cách cách, phò mã phải trải qua những thử thách được gọi là "thử hôn" vô cùng khắt khe...

Theo sử sách ghi chép lại, muốn trở thành con rể của hoàng đế, thực sự không hề dễ dàng. Sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về ngoại hình, học vấn, tài năng, phò mã sẽ được chấp nhận hôn ước với công chúa.

 

Vào đêm trước khi hôn lễ diễn ra, đích thân thái hậu sẽ tuyển ra một cung nữ xinh đẹp, nhu thuận hiểu chuyện lại làm việc nhạy bén, sắc sảo để làm "cung nữ thử hôn".

Cung nữ này có nhiệm vụ ân ái với với phò mã. Trong nhiệm vụ này, phò mã và cung nữ buộc phải quan hệ với nhau, tuy nhiên chỉ đơn thuần là quan hệ thể xác, không nói chuyện tình cảm. Xong xuôi, ngày hôm sau, "cung nữ thử hôn" sẽ quay lại cung của thái hậu, bẩm báo chi tiết về nhiệm vụ của mình.

Trong báo cáo chi tiết này, "cung nữ thử hôn" sẽ căn cứ vào trải nghiệm của mình để đưa ra nhận xét về tính cách của phò mã tương lai. Đồng thời cũng bao quát về thân thể của phò mã, xem có chỗ thiếu hụt nào hay không. Thậm chí ngay cả năng lực đàn ông của phò mã tương lai cũng được báo cáo cụ thể.

Nếu như thể lực, sức khỏe của phò mã tương lai không được tốt, hôn ước sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức. Nếu tất cả mọi mặt đều không có vấn đề gì, hôn lễ sẽ được tổ chức. Về phần "cung nữ thử hôn", người này cũng sẽ bị coi như "đồ cưới", trở thành tiểu thiếp của phò mã.

Thanh triều thực hiện chế độ “công chúa sống thử” thực ra là do lo sợ công chúa “lấy nhầm chồng”. Đây là việc đại sự nên không thể làm sơ sài cho phải đạo. Hình thức “sống thử” này có thể lý giải nhưng trên thực tế, hầu như nó vô tác dụng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm