Khám phá

Tiết lộ bí ẩn sững người về chuyện “động phòng hoa chúc” của vua chúa thời xưa khiến hậu thế tò mò

Cuộc sống chốn thâm cung của vua chúa thời Trung cổ, nhất là những diễn biến trong đêm động phòng hoa chúc của các bậc hoàng đế luôn là đề tài đầy bí ẩn, khơi gợi trí tò mò của con người thời nay. Xung quanh đó còn có rất nhiều câu chuyện bí ẩn khiến hậu thế quan tâm.

Vì sao các hoàng đế Trung Hoa có tam cung lục viện? / Sở thích bệnh hoạn của hoàng đế La Mã

Đối với bất cứ vương phi nào, đêm động phòng cùng với nhà vua luôn là giây phút vô cùng vinh dự và trọng đại của cuộc đời. Những hoàng đế cổ xưa thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi (72 cung phi), nhưng thông thường trong cuộc đời mỗi hoàng đế chỉ được kết hôn một lần chính thức và được gọi là “đại hôn”. Mặc dù vậy, cũng có những ngoại lệ khi hoàng hậu bị truất ngôi thì nhà vua có thể tái hôn lần hai, như vậy cũng đồng nghĩa với việc một mỹ nữ nào đó sẽ được tận hưởng đại ân động phòng hoa chúc với nhà vua.

Empty
Ảnh minh họa.

Về trình tự và thủ tục kết hôn của hoàng đế cũng khác với thường dân. Thông thường, quy trình phải tuân theo “lục lễ” được quy định trong “lễ kí”, bao gồm nạp thái (đưa lễ vật vào ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày), thân nghênh (đón dâu). Nhưng hôn lễ của hoàng đế sẽ khác ở chỗ nghi thức hôn lễ sẽ long trọng và cầu kỳ hơn rất nhiều.

Gia đình mỹ nữ được chọn làm hoàng hậu cũng sẽ nhận được lễ vật nhà vua ban tặng, nhưng tuyệt đối không có chuyện hoàng đế đích thân đến rước dâu mà cử người nhà của hoàng hậu long trọng tới rước và lễ vật thường sẽ vô cùng hậu hĩnh.

Lễ vật của nhà vua thường là những lễ vật vô cùng quý giá, dưới triều đại nhà Hán thì rất nhiều vàng thỏi và châu báu ngọc ngà sẽ được tính vào lễ vật. Ở thời Đông Hán, nhi nữ của Lương Ký được lựa chọn là hoàng hậu, Hán Hằng đế Lưu Chí thưởng 20.000 lượng vàng, mọi lễ vật đều gấp đôi so với những quy định cũ.

Cũng giống như những đôi uyên ương khác, hoàng đế và tân vương phi cũng sẽ trải qua đêm động phòng hoa chúc. Nơi hoàng đế và hoàng hậu động phòng vốn không phải là trong phòng ngủ của hoàng đế, cũng không có nơi cố định để động phòng, mà thường sẽ động phòng tại nơi cử hành nghi thức thành thân.

 

Cũng giống như những đôi uyên ương khác, hoàng đế và tân vương phi cũng sẽ trải qua đêm động phòng hoa chúc. Nơi hoàng đế và hoàng hậu động phòng vốn không phải là trong phòng ngủ của hoàng đế, cũng không có nơi cố định để động phòng, mà thường sẽ động phòng tại nơi cử hành nghi thức thành thân.

 

Hoàng đế của triều Minh và triều Thanh thường cử hành lễ thành thân tại cung Khôn Ninh. Cung Khôn Ninh là cung thứ ba trong số ba cung của hậu cung, trong thời nhà Minh thì đây vốn là tẩm cung của hoàng hậu. Trong thời nhà Thanh lại xây dựng hai gian phía đông hoàng cung thành gian động phòng trong đại hôn của hoàng đế, năm gian phía tây hoàng cung lại được xây dựng thành nơi tế lễ. Nghi lễ nghênh đón hoàng hậu của đại đế triều Thanh khá long trọng và cũng vô cùng cầu kỳ. Hoàng hậu được kiệu từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn cho tới tận hậu cung. Còn những thứ phi bình thường chỉ được đi qua cửa sau của Tử Cấm Thành.

Empty

Gian động phòng của hoàng đế và hoàng hậu nghiễm nhiên xa hoa hơn dân thường rất nhiều, nhưng cũng không thể thiếu tập tục dán chữ song hỷ và câu đối chúc mừng. Màu sắc trong gian động phòng vẫn là màu đỏ truyền thống. Trên giường tân hôn sẽ có một bộ chăn đệm màu đỏ “bách tử” được thêu hình một đứa trẻ thần thái phi phàm bởi hoàng gia cũng mong muốn “đông con nhiều phúc”.

Trong thời Tùy Đường, gian động phòng trong đại hoàng cung không chỉ trải thảm mà còn thiết kế rất nhiều tấm bình phong, đại hỷ long được bày biện khắp nơi, có thể thấy thời đó tính riêng tư lúc động phòng rất được coi trọng và đề cao. Bước vào công đoạn quan trọng nhất của đêm động phòng, tất nhiên sẽ không có màn “náo loạn động phòng” như phong tục truyền thống của người Trung Hoa nhưng có những lễ nghĩa cũng không thể bỏ qua. Vậy bước vào công đoạn này, hoàng đế và hoàng hậu sẽ làm gì đây?

Nếu hoàng đế và hoàng hậu còn điều gì muốn nói thì phải nói cho bằng hết, sau đó họ sẽ cùng nhau ngoắc tay uống rượu. Sau màn uống rượu ân tình này sẽ là màn lên giường. Nhưng hoàng thượng làm tân lang cũng không thể tùy tiện lên giường mà phải phân thứ tự trình tự trước sau. Hoàng đế nhà Đường sau khi thành thân sẽ lên giường như sau: quỳ hướng về phía bắc và nói “lễ tốt, hưng”, thượng công sẽ dẫn hoàng đế vào đông phòng trút bỏ y phục sau đó sẽ dẫn hoàng hậu vào, trút bỏ xiêm y, đến lúc này mới dành khuê phòng lại cho hai người động phòng.

Thời nhà Thanh, hoàng hậu vào động phòng một lúc, hoàng đế cũng mặc long bào cát phục, do thân vương gần gũi hộ tống từ cung Càn Thanh đến cung Khôn Ninh. Sau khi vén khăn đội đầu của hoàng hậu ra, vua và hoàng hậu cùng ngồi trên giường hỷ long phượng, một nữ hầu dâng lên một chậu đồng bên trong đựng những cái bánh tròn giống món sủi cảo, với tên gọi “tử tôn thịnh vượng”. Sau đó lấy đệm và lập bàn tiệc, thái giám và nữ quan mời vua và hoàng hậu ngồi đối diện, tứ phúc tấn phục thị yến tiệc hợp cẩn.

 

Trong tiệc hợp cẩn, vua và hậu cùng uống rượu. Lúc này ngoài cửa sổ sẽ có một người phụ nữ hát vang bài hát “giao chúc ca”. Sau khi uống rượu và ăn mì trường thọ xong, hoàng hậu sẽ theo quy tắc truyền thống trút bỏ xiêm y trước rồi lên giường, sau đó hoàng đế mới cởi bỏ long bào lên sau. Đến lúc này hoàng đế và hoàng hậu mới thực sự được hưởng thụ thú vui hoan lạc.

Sau ngày đại hôn, hoàng đế và hoàng hậu ở Khôn Ninh cung tròn một tháng sau đó mỗi người tự về cung điện của mình. Còn ở thời Thanh, chỉ có vua Khang Hy tuân thủ nguyên tắc của luật lệ đó, vua Đồng Trị chỉ ở 2 ngày, vua Quang Tự ở 6 ngày.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm