Khám phá

Phổ Nghi trước khi chết đã xác lập 2 "kỷ lục": Cả đời tóm gọn trong 2 chữ

Mang danh là một vị vua, gốc gác là "chân mệnh thiên tử'' nhưng cuộc đời của Phổ Nghi lại không được như ý.

Thanh triều diệt vong, tại sao cung nữ rất ít người dám lấy chồng? Phổ Nghi tiết lộ 1 nguyên nhân quan trọng / Vì sao Tử Cấm Thành không cho phép tham quan lãnh cung? - Phổ Nghi đã lý giải tất cả trong tự truyện của mình

Nếu dùng một từ để miêu tả cuộc đời của vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thì chỉ gói gọn trong 2 từ là "thăng trầm". Ông sinh ra trong gia đình hoàng tộc và được Từ Hi chọn làm người kế vị nhà Thanh từ khi còn nhỏ.

Phổ Nghi cũng là vị vua cuối cùng chứng kiến sự sụp đổ của nhà Thanh. Vốn dĩ ông vẫn có thể sống một cuộc sống thoải mái trong Tử Cấm Thành, nhưng do những biến cố lịch sử, ông buộc phải rời xa Cố cung.

Có thể nói cuộc đời của Phổ Nghi trải qua không ít bất hạnh và truân chuyên. Khi nhắc về ông, bên cạnh những nổi trôi, người ta còn nhắc đến 2 "kỷ lục" chưa từng có ngoại lệ.

Phổ Nghi trước khi chết đã xác lập 2 kỷ lục: Cả đời tóm gọn trong 2 chữ - Ảnh 1.

Vua Phổ Nghi lên ngôi khi chưa đầy 3 tuổi. Hình ảnh: 163

1/ Hoàng đế duy nhất có thê thiếp kiện đòi ly hôn

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, hoàng đế là đấng tối cao, và mọi người phải tuân theo mệnh lệnh của ''thiên tử''. Thần thiếp là người gắn bó bên hoàng đế và càng không dám có bất kỳ lời trái ý nào. Nhưng Phổ Nghi lại là một ngoại lệ.

Tổng cộng trong đời, Phổ Nghi đã kết hôn 4 lần trong đời và lấy với 5 người phụ nữ. Cuộc hôn nhân đầu tiên được thực hiện bởi triều đình nhà Thanh với quan niệm tứ đại thê thiếp.

Sau khi Phổ Nghi đến tuổi kết hôn, hoàng gia Mãn Thanh đã chọn một số cô gái đang tuổi ăn học vào cung. Ban đầu, Phổ Nghi đem lòng yêu Văn Tú và muốn phong bà làm hoàng hậu. Nhưng quyết định này bị phản đối vì gia đình bag rất nghèo và ngoại hình của bà cũng không kiều diễm như những người còn lại.

Sau đó Uyển Dung được chọn làm hoàng hậu, Văn Tú được phong làm Thục phi và vào cung trước một ngày.

Giữa Uyển Dung và Văn Tú, Phổ Nghi rõ ràng là có thành kiến ​​với hoàng hậu. Điều này cũng dẫn đến sự rạn nứt của mối quan hệ giữa Văn Tú và Phổ Nghi. Không lâu sau, Văn Tú đòi ly hôn, nhưng lý do không chỉ bởi sự xuất hiện của Uyển Dung.

 

Sau này khi thời thế thay đổi, Phổ Nghi và thê thiếp bị đuổi ra khỏi cung điện. Để thu phục Phổ Nghi, người Nhật hứa sẽ giúp ông thành lập một quốc gia mới ở Đông Bắc. Sau khi Văn Tú biết được điều này, bà đã thuyết phục ông đừng nghe. Tuy nhiên, lúc này Phổ Nghi bỏ ngoài tai mọi lời khuyên ngăn và làm theo ý mình.

Phổ Nghi trước khi chết đã xác lập 2 kỷ lục: Cả đời tóm gọn trong 2 chữ - Ảnh 3.

Phổ Nghi và Văn Tú. Hình ảnh: Sohu

Khi Phổ Nghi, Văn Tú và những người khác sống ở Thiên Tân, Văn Tú đã vô tình gặp lại một người quen. Khi người này biết được nỗi bất hạnh của bà liền lập tức khuyên ly hôn.

Văn Tú cũng là người có khí phách và bà kiên quyết chấm dứt mối quan hệ với Phổ Nghi. Do đó, ông trở thành vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có thê thiếp kiện đòi ly hôn (dù lúc đó ông không còn là hoàng đế).

2/ Hoàng đế được chôn cất trong nghĩa trang

Ở Trung Quốc cổ đại, cái chết cũng giống như sự sống thứ hai. Vì vậy họ rất chú ý đến chuyện hậu sự. Nhiều hoàng đế bắt đầu xây dựng các lăng mộ hoàng gia ngay từ khi bắt đầu lên ngôi.

 

Ví dụ, Lăng Tần Thủy Hoàng nổi tiếng được hoàn thành sau 39 năm. Sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng Trung tâm, họ cũng xây dựng các lăng mộ phía Đông của triều đại nhà Thanh và lăng mộ phía tây của triều đại nhà Thanh.

Phổ Nghi trước khi chết đã xác lập 2 kỷ lục: Cả đời tóm gọn trong 2 chữ - Ảnh 4.

Nơi chôn cất của Phổ Nghi. Hình ảnh: Sohu

Thông thường, hoàng đế sẽ được chôn cất trong lăng mộ sau khi mất. Nhưng Phổ Nghi qua đời vào năm 1967 ở độ tuổi 67, và khi đó ông không còn là hoàng đế nữa.

Vì vậy, theo luật và quy định của quốc gia, thi thể của Phổ Nghi đã được hỏa táng và chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn. Sau đó, Lý Thục Hiền, người vợ thứ hai của ông, đã chôn cất tro cốt của Phổ Nghi tại Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần Lăng mộ của triều đại nhà Thanh.

Đây là ghi nhận cuối cùng dành cho vị vua cuối cùng của triều nhà Thanh. Dẫu cuối cùng ông không được chôn cất trong lăng tẩm của hoàng gia, nhưng vẫn được phần nào an ủi vì được nằm cạnh bên cạnh mộ phần của tổ tiên.

 

Sau nhiều năm dâu bể, cuối cùng ông cũng kết thúc cuộc đời đầy sóng gió của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm