Pho tượng bằng gỗ quý nặng 3,5 tấn được rao bán 1,2 tỷ đồng
Phát hiện hoá thạch loài cá mù 100 triệu năm tuổi cực hiếm / Mai Mỹ chưng Tết cả trăm triệu đồng vẫn hút khách chơi
Tại hội chợ xuân năm 2019 ở Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa hôm nay nhộn nhịp với nhiều loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu chơi Tết.
Bên cạnh đó là các mặt hàng gia dụng với đa dạng chủng loại, kiểu dáng được làm từ gỗ cũng được trưng bày tại đây.
Điểm trưng bày, bán đồ gỗ mỹ nghệ của anh Hùng (33 tuổi) đến từ thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa rất hút khách với pho tượng được làm bằng gỗ quý.
Anh Hùng chia sẻ, anh đã có 17 năm kinh nghiệm làm nghề. Để phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, anh đã mang nhiều sản phẩm do chính anh làm ra đến bày bán.
Trong đó, đáng chú ý nhất là tác phẩm mang tên Phúc Lộc Viên Mãn được làm từ xá xị, hay còn gọi là vù hương. Pho tượng ngoài chất liệu chủ yếu bằng gỗ còn có đá tự nhiên được bao quanh bởi các rễ cây.
Theo anh Hùng, để hoàn thành pho tượng này, 4 người thợ phải miệt mài làm trong hơn 1 năm. Hiện pho tượng được rao bán với giá khởi điểm là 1,2 tỷ đồng.
Pho tượng với nhiều họa tiết, đường nét độc đáo, được làm rất công phu, tỉ mỉ, trong đó có hình: Phật Di Lặc, trẻ em đại diện cho phúc, long phụng sum vầy, cây tùng thể hiện cho sự trường tồn...
Pho tượng rộng 3,5 m, dày 2 m, cao 2,6 m và nặng 3,5 tấn. Sau khi được trưng bày, tượng đã thu hút rất nhiều người dân cũng như du khách đến chiêm ngưỡng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?