Khám phá

Phóng to 10 lần bức tranh 100.000 USD trong bảo tàng Mỹ, chuyên gia không tin vào mắt mình: Tất cả đã bị lừa rồi!

Một chi tiết cực nhỏ trong bức tranh đã tiết lộ bí mật "động trời" về tác phẩm này.

Cận cảnh UFO trong bức tranh cổ ở lâu đài Dracula / Bí ẩn về sự xuất hiện của 'người hành tinh' trong những bức tranh cổ

Tranh cổ của Cố Khải Chi

Cố Khải Chi (345 - 406) được mệnh danh là ông tổ của nền hội họa Trung Hoa với hơn 60 bức bích hoạ nổi tiếng nhưng đáng tiếc, qua 16 thế kỷ chúng bị thất lạc và hư hại nhiều. Do sự hủy hoại của thời gian và nhiều cơn binh lửa, những bức bích họa kỳ vĩ của Cố Khải Chi gần như không còn dấu vết.

Trong số những kiệt tác của Cố Khải Chi có hai tác phẩm được thiên hạ từ cổ chí kim tán thưởng và là 2 "bảo vật quốc gia" - Nữ sử châm đồ và Lạc thần phú đồ. Trong đó,Lạc thần phú đồ họa theo bài phú "Lạc thần đồ" của Tào Thực (192 – 232) viết về mối tình huyền hoặc với Lạc thần Mật Phi.

Phóng to 10 lần bức tranh 100.000 USD trong bảo tàng Mỹ, chuyên gia không tin vào mắt mình: Tất cả đã bị lừa rồi! - Ảnh 1.

Một góc bức "Lạc Thần phú đồ". Hình ảnh: Baijiahao

Khoảng 100 năm trước, gia tộc Đoan Phương nổi tiếng ở Trung Quốc đã rao bán"Lạc Thần phú đồ" cho một người nước ngoài ẩn danh với giá 100.000 đô la Mỹ. Sau này người ta thấy bức tranh đượctrưng bày tại Bảo tàng Freer Gallery of Art (Washington, Mỹ).

Phải biết rằng một nửa trong số thập đại danh hoạ (10 bức hoạ nổi tiếng nhất) Trung Quốc là các tác phẩm được các hoạ sĩ thế hệ sau mô phỏng lại, nên việc tác phẩm gốc của"Lạc Thần phú đồ" được công bố đã khiến cho giới mộ điệu phải dậy sóng.

Bí mật khi phóng to bức tranh cổ

Ban đầu, một số chuyên gia Trung Quốc cảm thấy ngờ ngợ bởi các nhân vật xuất hiện trong tranh của Cố Khải Chi luôn nổi tiếng với vẻ sống động và chân thực nhưng các nhân vật trong bức "Lạc Thần phú đồ" này lại có nét thô "vụng về", chứ không hề có cái hồn của nét vẽ Cố Khải Chi.

Sau đó, các chuyên gia đã phát hiện ra 1 sự thật chấn động ngay khi phóng to 10 lần bức họa được trưng bày tại Bảo tàng Freer Gallery of Art ở Washington Mỹ.

Phóng to 10 lần bức tranh 100.000 USD trong bảo tàng Mỹ, chuyên gia không tin vào mắt mình: Tất cả đã bị lừa rồi! - Ảnh 3.

Hình ảnh Tào Thực đuổi theo nữ thần Lạc Hà. Hình ảnh: Baijiahao

 

Trên chiếc thuyền mà Tào Thực đuổi theo nữ thần Lạc Hà có treo một bức tranh phong cảnh, và bức tranh đó đã "lột trần" một bí mật động trời. Bức tranh phong cảnh trong tác phẩm rõ ràng là bố cục nửa góc, giống lối vẽ dùng mực mảng để tả, mà giới phê bình hay gọi là bắc phái của Hạ Khuê và Mã Viễn.

Phong cách tranh thuỷ mặc này chỉ có vào thời nhà Tống, vì vậy các chuyên gia vô cùng chắc chắn rằng họa sĩ của bức họa này đến từ thời nhà Tống (960 - 1279), chứ không phải Cố Khải Chi.

Ngay khi phát hiện ra bí mật này trong bức tranh cổ, các chuyên gia cũng phải run rẩy mà thốt lên: "Bị lừa rồi! Đây không phải "Lạc Thần phú đồ" của Cố Khải Chi."

Phóng to 10 lần bức tranh 100.000 USD trong bảo tàng Mỹ, chuyên gia không tin vào mắt mình: Tất cả đã bị lừa rồi! - Ảnh 4.

Bức tranh ở góc thuyền khi phóng to bức họa 10 lần. Hình ảnh: Baijiahao

Có lẽ người họa sĩ vô danh này cũng không thể nghĩ được rằng một bức tranh phong cảnh nơi góc thuyền lại có thể tiết lộ được giá trị thực của bức bích họa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm