Phóng to 10 lần bức tranh đơn giản trong Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, chuyên gia giật mình: Tác giả đã xuyên không?
Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố / Bức tranh cổ Trung Quốc siêu hiếm gần 1.000 tuổi giá 1,4 nghìn tỷ đồng
Nội dung của mỗi bức tranh đều khắc họa nên những gì họa sĩ nhìn thấy, cảm thấy hoặc ngẫm thấy. Có những người họ không cần vẽ ra một cách cụ thể như cảnh núi non, sương mù nhưng cũng có thể khiến chúng ta cảm nhận được sự kỳ diệu của những gì trong tranh.
Tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, bức tranh "Hàn giang độc điếu đồ" (tạm dịch là "Một mình câu cá trên dòng sông lạnh") của tác giả Mã Viễn nổi tiếng thời nhà Tống chính là một bức tranh như vậy.
Bức tranh "Hàn giang độc điếu đồ". Hình ảnh: QQ
Nội dung bức tranh này vô cùng đơn giản, chỉ có một ông lão ngồi trên chiếc thuyền và đang câu cá, xung quanh là không gian trống vắng tĩnh lặng của con sông.
Qua khung cảnh mênh mông và màu sắc bức tranh, người xem tựa hồ cũng cảm nhận được sự lạnh lẽo cô đơn phảng phất. Cách sử dụng mực trong bức tranh này cũng rất tinh tế, cho ta thấy được tài vẽ tranh của Mã Viễn, chỉ một vài nét vẽ đơn giản đã thể hiện trọn vẹn cái lạnh giá và cô đơn man mác.
Thế nhưng hậu thế vẫn luôn gọi đây là bức tranh kỳ quái ? Tại sao vậy ?
Bởi khi phóng to lên 10 lần, hậu thế nhìn thấy một điểm khác biệt và khó hiểu trong bức tranh tưởng chừng như rất đơn giản này.
Điều khiến cho mọi người phải ngạc nhiên chính là chiếc cần câu mà ông lão cầm trên tay, chiếc cần câu trong bức tranh này được vẽ rất sinh động, nó thể hiện đầy đủ các chi tiết của một chiếc máy câu sử dụng trục quay của thời đại hiện nay.
Điều đáng nói ở đây là bức tranh "Hàn giang độc điếu đồ"này được vẽ cách đây 1000 năm từ thời nhà Tống, và ở thời điểm ấy trong quá khứ, công nghệ kỹ thuật lạc hậu chưa thể chế tạo ra được 1 chiếc cần câu sử dụng trục quay như vậy.
Chi tiết chiếc cần câu sau khi được phóng to 10 lần. Hình ảnh: QQ
Lịch sử máy câu cá trên thế giới thật sự bắt đầu phải từ những năm đầu thế kỷ 19, dù trước đó ở Anh Quốc đã có những xôn xao về những cái gọi là máy câu.
Phát triển lên từ những ống quấn dây đơn sơ đến cái máy câu là cả một quá trình dài trong sự biến đổi về nhận thức và sáng tạo, những hãng có tên tuổi đình đám thời bấy giờ phải kể đến George Snyder, Paris, Kentucky của Anh Quốc.
Chiếc máy câu cá sử dụng trục quay đầu tiên trên thế giới. Hình ảnh: Landbetweenthelakes
Đánh giá về bức tranh này, các chuyên gia đưa ra 2 giả thuyết rằng loại thiết bị này thực chất đã có từ cách đây 1.000 năm và nó chính là sản phẩm của trí tuệ siêu việt của con người cổ đại. Giả thuyết thứ 2 là bức tranh có thể là ý đồ của tác giả nhằm khẳng định việc xuyên không từ thế giới tương lai là có thật.
Trong quá khứ, đại đa số dân chúng sống dựa vào những nghề làm nông, nuôi trồng đánh bắt, một chiếc cần câu thô sơ sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến năng suất lao động của người nông dân vậy nên họ đã sáng tạo ra một bộ phận trục quay để dễ kiểm soát lực câu và độ dài của dây câu.
Điều đó lại càng tô đậm thêm khả năng thích nghi, thay đổi và trí tuệ của con người cổ đại trong lao động hàng ngày.
Cho đến nay giả thuyết xuyên không vẫn còn là điều bí ẩn, vô căn cứ và chưa có lời giải đáp khoa học nào. Có chăng là tác giả tự thiết kế ra cái trục quay này, hoặc trùng hợp là nét vẽ vu vơ của ông lại tương xứng với phát minh vào 200 năm sau của hậu thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?