Phóng to 5 lần bức tranh mẹ tắm cho con, cư dân mạng bất bình: Tay bà mẹ làm gì thế kia?
Phóng to 10 lần bức tranh cổ trong bảo tàng, cư dân mạng Trung Quốc á khẩu: Nhìn ra mới thấy tranh hay! / Soi bức tranh cổ vẽ Tôn Ngộ Không, chuyên gia sửng sốt: Hóa ra Tề Thiên Đại Thánh trông như thế này sao?
Tranh cổ quý không chỉ vì tuổi đời mà còn bởi những chi tiết và nét duyên dáng của nó, các tác phẩm này cho phép người hiện đại hình dung được cuộc sống của người xưa một cách rõ nét, chân thực mà không cần tưởng tượng nhiều.
>> Xem thêm: Phóng to tranh vẽ Nhạc Phi, Quan Vũ, dân mạng sửng sốt: Phim ảnh đều lừa dối chúng ta!
"Hài anh đồ""Hài anh đồ" (tạm dịch tranh vẽ cảnh vui đùa của trẻ nhỏ) là dòng tranh nổi tiếng và rất phổ biến trong giới nghệ thuật hội hoạ cổ Trung Quốc. Dòng tranh này lấy trẻ em làm đối tượng vẽ chính để thể hiện sự hồn nhiên vui tươi và mong muốn con cháu đầy nhà.
Dòng tranh "Hài anh đồ" đã xuất hiện từ lâu nhưng đặc biệt phát triển và bùng nổ ở triều đại nhà Đường và nhà Tống với vô số các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng được xếp vào hàng kinh điển.
>> Xem thêm: Bất ngờ phát hiện hình ảnh vi khuẩn đột biến đẹp như tranh của Van Gogh
Cả bức tranh "Hài anh đồ" của họa sĩ Chu Phưởng. Hình ảnh: Baijiahao
Trong đó phải kể đến bức "Hài anh đồ" của hoạ sĩ Chu Phưởng thời nhà Đường. Bức tranh được vẽ ở dạng cuộn với kích thước 30,8 × 48,5cm và hiện đang được lưu giữ trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật The Metropolitan của New York, Mỹ.
>> Xem thêm: Leonardo da Vinci là ai: Tiểu sử và 11 bí mật thú vị của danh họa
Về phần nó ra đời như thế nào thì vẫn chưa rõ trong thời điểm hiện tại, nhưng điều chắc chắn là tác phẩm này là bảo vật quốc gia của Trung Quốc.
Bức tranh phác họa cảnh sinh hoạt thường nhật của 5 người phụ nữ và 7 em bé. Góc trên bức tranh là hai người mẹ đang tắm và gội đầu cho con của mình, trong khi một chú chó nằm sau bồn dường như đang cố gắng trêu chọc cậu bé.
>> Xem thêm: Hang Tú Làn: Choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ, kỳ diệu của tạo hóa
Biểu cảm rất nghiêm túc của người mẹ trong bức tranh. Hình ảnh: Baijiahao
Ở bên phải là một người phụ nữ đang chơi với hai đứa trẻ. Một đứa trẻ đang ngồi và duỗi tay ra để nhặt thứ gì đó từ tay của người phụ nữ, trong khi đứa trẻ kia đang bò và duỗi một tay lên trên. Còn hai người phụ nữ bên góc trái đang mặc quần áo cho con của họ.
Ba góc tranh là ba nhóm người làm những việc riêng tưởng chừng chả liên quan gì đến nhau nhưng lại có nét tương hỗ lẫn nhau, sự kết hợp giữa người mẹ và đứa trẻ trong mỗi nhóm đều có những nét thể hiện sự dễ thương riêng!
Điều thú vị trong phong cách vẽ tranh thời Đường là chú ý đến độ béo, mỗi người phụ nữ trong bức tranh đều có thân hình siêu béo. Theo các chuyên gia ước lượng thì cân nặng của mỗi người phụ nữ trong tranh là hơn 100kg.
Chi tiết khó hiểuKhi phóng to lên 5 lần, cư dân mạng nhìn thấy một chi tiết khó hiểu ở góc trên bức tranh. Đó là hình người mẹ đang tắm cho con rất đỗi bình thường nhưng quan sát kỹ thì sẽ thấy người mẹ ấy đang… bịt mũi con của mình!
Không ít người khi xem bức tranh này phải cảm thấy tò mò, thậm chí là bất bình trước hành động của người mẹ trong tranh. Phải chăng bà mẹ này đang cố tìm cách ám sát con mình, hay đây là cách bà làm để tránh cho con không bị sặc nước trong lúc tắm. Tuy nhiên so sánh kích thước của cậu bé và cái chậu tắm thì giả thuyết thứ hai không thích hợp cho lắm!
Chi tiết bịt mũi đầy khó hiểu của người mẹ. Hình ảnh: Baijiahao
Không chỉ có vậy, cả 5 người phụ nữ xuất hiện trong bức tranh đều có biểu cảm rất nghiêm túc, tuyệt nhiên không hé một nụ cười dù đang vui chơi với con. Điều bất thường này thực ra lại có thể lý giải bằng phong cách vẽ mặt người nghiêm nghị quen thuộc trong hội họa thời nhà Đường.
Hơn nữa, cư dân mạng còn soi được chú chó kì lạ ở góc nhỏ bức tranh. Bởi hình thú của nó không giống một chú cún tí nào, mọi người đều cho rằng nó giống một chú sư tử con thì đúng hơn. Chi tiết này đã khiến không ít người xem phải bật cười.
Chú cún con có dáng hình kì lạ. Hình ảnh: Baijiahao
Dù rằng có nhiều những chi tiết kì lạ khó hiểu nhưng bức tranh "Hài anh đồ" này đã cho thấy nét vẽ sinh động của hoạ sĩ Chu Phưởng. Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện một cách chân thực về mong muốn của người xưa về ý nghĩa nhiều con nhiều phúc. Bởi cả 7 cậu bé trong bức tranh đều có dáng hình mập mạp trông như các vị thần tài nhí vô cùng đáng yêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo