Leonardo da Vinci là ai: Tiểu sử và 11 bí mật thú vị của danh họa
Về "miền cổ tích" Lâm Bình / Hang Tú Làn: Choáng ngợp vẻ đẹp hoang sơ, kỳ diệu của tạo hóa
Chân dung Leonardo da Vinci. Nguồn: Wikimedia
(1452 - 1519) là một thiên tài toàn năng người Italia ở thời kỳ Phục Hưng. Ông thường được biết đến với vai trò là một họa sĩ, tác giả của bức tranh nổi tiếng Mona Lisa. Tuy nhiên, trên thực tế, Leonardo còn là một nhà phát minh, nhạc sĩ, bác sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà giải phẫu và nhà triết học tự nhiên. Với những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, ông được đánh giá là thiên tài toàn năng nhất trong lịch sử nhân loại.
1.2. Thời thơ ấuLeonardo da Vinci sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại làng Anchiano, gần thành phố Vinci, Italia. Cha của ông là Piero - một luật sư kiêm công chứng viên, còn mẹ của ông là Caterina - một thôn nữ nghèo. Do sự chênh lệch về địa vị, họ không bao giờ kết hôn nên Leonardo trở thành đứa con ngoài giá thú.
Cả cha mẹ của Leonardo đều có gia đình riêng của mình. Mặc dù vậy, gia đình 2 bên vẫn qua lại nên suốt thời thơ ấu, Leonardo thường xuyên đi lại giữa 2 gia đình. Tuy nhiên, cho đến khi 5 tuổi, do cha thường sống ở Florence còn mẹ thì bận chăm lo cho gia đình riêng ngày càng đông đúc của mình, Leonardo chuyển về sống cùng ông nội và người chú ưa an nhàn tại một tư gia của gia đình bên nội.
Leonardo đặc biệt yêu quý người chú của mình và có lẽ tình yêu thiên nhiên, thói quen thích đi lang thang đây đó của ông cũng là do chịu ảnh hưởng từ người chú này.
Vì là đứa con ngoài giá thú nên Leonardo da Vinci không được kết nạp vào Hiệp hội Công chứng viên, nghĩa là ông không thể kế thừa sự nghiệp công chứng của cha mình. Tuy nhiên, điều đó lại cho phép ông tự do theo đuổi những niềm đam mê sáng tạo của riêng mình.
1.3. Đến với hội họa và câu chuyện Leonardo da Vinci vẽ trứng
Cho đến năm 12 tuổi, Leonardo vẫn sống an nhàn tại Vinci. Tuy nhiên, vào năm 1464, một biến cố xảy ra đã thay đổi cuộc đời ông. Mẹ kế của Leonardo qua đời nên cha ông đã đón ông về ở cùng. Trải qua thời gian chung sống, nhận thấy Leonardo có năng khiếu nghệ thuật, cha ông đã hướng ông vào con đường học nghề.
Vậy là, vào năm 15 tuổi, Leonardo da Vinci được cha mình đưa đến học nghề tại xưởng của Andrea del Verrocchio - một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng ở Florence thời bấy giờ. Tại đây, ông bắt đầu bài học nhập môn để trở thành một trong những danh họa thành công nhất trong lịch sử nhân loại.
Và bạn có biết bài học đó là gì không? Đó là vẽ trứng gà.
Ngày qua ngày, Leonardo da Vinci chỉ được người thầy Verrocchio giao cho một bài tập đơn giản là vẽ trứng gà. Cảm thấy nhàm chán, một ngày nọ, cậu học trò nhỏ than phiền với người thầy của mình rằng: "Vẽ trứng là việc đơn giản nhất trên đời, ngay cả một đứa trẻ lên 3 cũng làm được".
Verrocchio đáp lại rằng: "Vẽ trứng không phải là một việc đơn giản. Trong 1000 quả trứng cũng không thể tìm thấy 2 quả giống nhau hoàn toàn. Ngay cả với cùng một quả trứng, nếu con thay đổi góc nhìn, ánh sáng cũng sẽ thay đổi và con sẽ nhìn thấy những hình dạng khác nhau của nó".
Câu trả lời của người thầy đáng kính đã giúp Leonardo da Vinci nhận ra rằng phải trải qua khổ luyện đến mức thuần thục thì mới có thể vẽ được một cách chân thực mọi sự vật mà mình quan sát.
Vậy là, ông tiếp tục ngày tháng khổ luyện với bài tập vẽ trứng để rồi dần hoàn thiện kỹ năng vẽ của mình để trở thành danh họa Leonardo da Vinci.
2. Cuộc đời Leonardo da VinciMặc dù vào năm 20 tuổi, Leonardo da Vinci đã được Hội họa sĩ của Florence kết nạp làm thành viên nhưng ông vẫn ở lại làm việc với Verrocchio cho tới năm 1477.
Năm 1478, ở tuổi 25, Leonardo rời khỏi xưởng của người thầy để bắt đầu sự nghiệp của một họa sĩ độc lập.
Năm 1482, Leonardo da Vinci chuyển tới Milan và phục vụ dưới trướng Ludovico Sforza - công tước của Milan. Ông đã dành 17 năm làm việc tại đây cho tới khi Ludovico bị mất quyền lực vào năm 1499. Chính những năm tháng này đã giúp Leonardo đạt được tầm cao mới về khoa học, nghệ thuật.
Ông không chỉ vẽ tranh, điêu khắc, thiết kế các bữa tiệc cung đình mà còn chế tạo, thiết kế vũ khí, máy móc. Mặc dù vậy, vì sở thích quá rộng nên ông thường xuyên bỏ dở các dự án. Kết quả là, Leonardo chỉ hoàn thành khoảng 6 tác phẩm trong 17 năm này, bao gồm "Bữa ăn tối cuối cùng" và "Đức mẹ đồng trinh trong hang đá".
Trong thời gian này, ông cũng hình thành thói quen ghi chép những quan sát, ý tưởng của mình trong những cuốn sổ. Mỗi cuốn sổ của ông được chia làm 4 chủ đề chính: Hội họa, kiến trúc, cơ học và giải phẫu con người.
Trong 16 năm tiếp theo, Leonardo da Vinci đã đi khắp nước Ý để làm việc cho những người bảo trợ khác nhau. Khoảng năm 1503, ông được cho là đã bắt đầu công việc vẽ "Mona Lisa".
Từ năm 1513 đến năm 1516, Leonardo làm việc tại Rome, duy trì một xưởng và thực hiện nhiều dự án cho Giáo hoàng.
2.2. Những năm tháng cuối đời và nguyên nhân cái chếtNăm 1516, Leonardo da Vinci rời nước Ý để đến Pháp khi vua Pháp lúc bấy giờ là Francis I rất ngưỡng mộ và phong tặng ông danh hiệu "Họa sĩ, kiến trúc sư và kỹ sư hàng đầu của nhà vua". Tại đây, ông sống trong lâu đài Cloux ở một vùng nông thôn và có thể vẽ tranh những lúc rảnh rỗi.
Năm 1519, Leonardo da Vinci qua đời sau một cơn đột quỵ ở tuổi 67. Ông được chôn cất gần đó trong nhà thờ của cung điện Saint-Florentin. Tuy nhiên, trong Cuộc cách mạng Pháp, nhà thờ này đã bị phá hủy nên ngày nay, người ta không thể xác định chính xác vị trí ngôi mộ của Leonardo.
Bức tranh mô tả khoảnh khắc Leonardo da Vinci qua đời trong vòng tay Vua Francis I của Jean-Auguste-Dominique Ingres. Nguồn: Wikimedia
Mặc dù Sebastien Lenormand được ghi nhận là người đầu tiên phát minh ra chiếc dù bay vào năm 1783. Tuy nhiên, trên thực tế, Leonardo da Vinci đã hình thành ý tưởng về chiếc dù bay trước đó vài trăm năm.
Trong một cuốn sổ tay, Leonardo đã phác thảo hình ảnh chiếc dù của mình kèm theo ghi chú: "Nếu một người đàn ông có một chiếc lều làm bằng vải lanh, trong đó tất cả các lỗ hở đã được đóng lại, và nó có các cạnh dài 24 feet, chiều cao 12 feet thì anh ta có thể nhảy xuống từ bất cứ độ cao nào mà không bị chấn thương".
Chiếc dù bay theo thiết kế của Leonardo da Vinci. Nguồn: Covecollective
Một điều đặc biệt là chiếc dù của Leonardo có hình tam giác chứ không phải hình tròn, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu nó có đủ không khí để bay lơ lửng hay không. Và vì chiếc dù làm bằng vải lanh và khung gỗ nên trọng lượng của nó cũng là một vấn đề.
Leonardo chưa bao giờ chế tạo và thử nghiệm chiếc dù của mình. Và hàng trăm trôi qua, cũng chưa có ai đủ dũng cảm để thử nghiệm và đặt niềm tin vào phát minh này của ông.
Mãi đến năm 2000, Adrian Nicholas - một vận động viên nhảy dù mạo hiểm người Anh mới thực hiện thử thách mạo hiểm này.
Adrian cùng Katarina Ollikainen - bạn gái của mình dựng lên một chiếc dù theo đúng nguyên mẫu thiết kế của Leonardo, thậm chí sử dụng cả vật liệu chính xác là vải lanh và khung gỗ.
Trước sự hoài nghi của các chuyên gia, Adrian cùng chiếc dù được đưa lên độ cao 10.000 feet (3.000 m) bằng khinh khí cầu sau đó sẽ cắt dây để rơi tự do. Và chiếc dù thực sự đã hoạt động rất tốt.
Nỗi lo duy nhất là trọng lượng chiếc dù khá nặng (khoảng 85 kg) có thể đè bẹp Adrian khi anh tiếp đất. Do đó, Adrian cho phép mình cắt dây dù của Leonardo khi rơi xuống độ cao 2.000 feet (600 m), và hạ cánh bằng một chiếc dù hiện đại.
Sau thử nghiệm, Adrian nhận xét rằng chiếc dù của Leonardo vận hành còn êm ái hơn cả chiếc dù hiện đại. Một điều thú vị nữa là chiếc dù của Leonardo sau khi tiếp đất chỉ bị hư hại nhẹ khi va chạm.
Vậy là Leonardo da Vinci đã thực sự phát minh ra chiếc dù bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Chỉ có điều phải mất 5 thế kỷ sau mới có người dám thử nghiệm và chứng minh rằng phát minh của ông thực sự hoạt động.
Nhiều người thường nhầm lẫn da Vinci là họ của Leonardo. Tuy nhiên, sự thật thì ‘da Vinci’ có nghĩa là ‘đến từ Vinci’ (tên thành phố gần nơi ông được sinh ra). Tên đầy đủ của ông là ‘Leonardo di ser Piero da Vinci’ có nghĩa là Leonardo, con trai của ser Piero, đến từ Vinci.
4.2. Chưa từng đến trườngVì là đứa con ngoài giá thú nên Leonardo da Vinci không được đến trường. Ông chỉ được học đọc, viết và làm toán ở nhà. Tất cả những kiến thức uyên thâm, phát minh sáng tạo mà Leonardo có được đều là do ông mày mò tự học.
4.3. Khiến người thầy phải từ bỏ hội họaNgười ta kể lại rằng, khi Verrocchio được giao nhiệm vụ vẽ bức tranh Lễ rửa tội của Chúa, ông đã nhờ những học trò của mình vẽ các nhân vật phụ. Leonardo đã vẽ một thiên thần mặc áo xanh cầm tấm vải ở góc bên trái của bức tranh.
Bức tranh Lễ rửa tội của Chúa. Nguồn: Wikimedia
Choáng ngợp trước tài năng phi thường của người học trò, Verrocchio cảm thấy hổ thẹn nên quyết định từ bỏ sự nghiệp hội họa.
4.4. Niềm đam mê giải phẫu cơ thể ngườiVới trí tò mò không giới hạn cùng đam mê thể hiện chính xác mọi sự vật trên thế gian, bao gồm con người, Leonardo da Vinci đã tiến hành giải phẫu cơ thể người, trong đó có ít nhất một thai phụ đã qua đời. Ông thường lấy thi thể tội phạm ở các trường y.
4.5. Thường xuyên bỏ dở các tác phẩmHọa sĩ Leonardo da Vinci không phải là một người chuyên tâm. Vì theo đuổi quá nhiều sở thích, Leonardo thường không hoàn thành được các bức tranh và dự án mà mình đã nhận.
Thay vào đó, ông dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, thực hiện các thí nghiệm khoa học, mổ xẻ cơ thể người và động vật, ghi chú vào sổ tay những quan sát, lý thuyết, phát minh của mình.
4.6. Chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngàyLeonardo da Vinci đã tuân theo phương pháp ngủ đa pha gọi là Uberman (Uberman Cycle, Uberman Sleep). Theo đó, cứ sau 4 tiếng, ông sẽ chợp mắt 20 phút. Nghĩa là mỗi ngày, ông chỉ ngủ khoảng 2 tiếng.
4.7. Những ý tưởng khoa học của ông có rất ít ảnh hưởng ở thời đại của ông
Mặc dù được đánh giá cao với tư cách là một nghệ sĩ, nhưng những ý tưởng và phát minh khoa học của Leonardo có rất ít ảnh hưởng và thu hút sự chú ý trong thời đại của ông. Một phần nguyên nhân là do ông không nỗ lực xuất bản những ghi chép của mình. Hàng thế kỷ sau, những ghi chép này mới được công bố rộng rãi và hậu thế mới thấy được những ý tưởng vượt thời đại của ông.
4.8. Là tác giả cuốn sách đắt nhất thế giớiLeonardo da Vinci vốn nổi tiếng với những cuốn sổ tay. Trong đó, ông ghi chép những quan sát, khám phá và phát minh của mình. Năm 1994, Bill Gates đã trả 30,8 triệu USD để mua lại "Codex Leicester" - một trong những cuốn sổ tay của Leonardo và biến nó trở thành cuốn sách đắt nhất thế giới từng được bán.
4.9 Là tác giả của bức tranh đắt nhất thế giớiNăm 2017, bức tranh ‘Salvator Mundi’ (Đấng cứu thế) của Leonardo da Vinci đã được bán với mức giá 450 triệu đô la tại New York, và trở thành bức tranh đắt nhất thế giới.
Bức tranh Đấng cứu thế của Leonardo da Vinci. Nguồn: Wikimedia
Gran Cavallo (còn được gọi là Con ngựa của Leonardo) được coi là dự án lớn nhất của Leonardo da Vinci. Đây là một bức tượng được Ludovico il Moro - công tước của Milan đặt hàng Leonardo vào năm 1482.
Theo đó, Leonardo sẽ tạo ra bức tượng Francesco Sforza (cha của công tước) trên lưng ngựa cao hơn 25 feet (khoảng 7.5 m). Đây được dự định là bức tượng cưỡi ngựa lớn nhất thế giới.
Leonardo đã dành gần 17 năm để lên kế hoạch cho bức tượng. Nhưng trước khi nó được hoàn thành, quân Pháp đã xâm lược Milan vào năm 1499. Sau đó những người lính Pháp đã lấy bức tượng làm mục tiêu luyện tập khiến nó vỡ tan tành.
4.11. Có phải là người đồng tính?Năm 1476, Leonardo da Vinci cùng 3 thanh niên khác bị bắt vì cáo buộc đồng tính khi mua dâm một nam mại dâm nổi tiếng. Thời bấy giờ, đồng tính luyến ái là một trọng tội, có thể bị tử hình.
Tuy nhiên, sau đó, ông đã được thả vì thiếu bằng chứng. Mặc dù vậy, nhiều học giả sau này vẫn cho rằng Leonardo da Vinci là một người đồng tính khi chỉ ra mối quan hệ lâu năm của ông với cậu học trò Salai. Ngoài ra, ông cũng không có mối quan hệ thân mật với một người phụ nữ nào trong suốt cuộc đời của mình.
Đến nay, giới tính của Leonardo vẫn là một điều gây tranh cãi.
5. Những tác phẩm của Leonardo da Vinci
Mặc dù Leonardo da Vinci nổi tiếng là một trong những danh họa xuất sắc nhất trong lịch sử nhân loại nhưng số lượng tác phẩm mà ông để lại khá ít (chưa tới 20 tác phẩm). Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đều được coi là tuyệt tác.
Có thể kể đến một số tác phẩm như: Mona Lisa, The Last Supper (Bữa ăn tối cuối cùng), Virgin of the Rocks (Đức mẹ đồng trinh trong hang đá), The Vitruvian Man, Lady with an Ermine, St. john the baptist, Salvator Mundi (Đấng cứu thế - bức tranh đắt giá nhất thế giới)...
Trong đó, Bữa ăn tối cuối cùng và Mona Lisa được đánh giá là 2 tác phẩm xuất sắc nhất của Leonardo.
5.1. Bữa ăn tối cuối cùngBức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng của Leonardo da Vinci. Nguồn: Soha
"Bữa ăn tối cuối cùng" được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong khoảng thời gian 1495 - 1498 cho tu viện Santa Maria delle Grazie ở Milan. Bức bích họa mô tả cảnh Chúa Giê-su thông báo rằng một trong những tông đồ ngồi đây sẽ phản bội ngài.
Mặc dù đã có rất nhiều họa sĩ thể hiện chủ đề này nhưng tác phẩm của Leonardo da Vinci vẫn được đánh giá nổi bật hơn cả bởi khả năng thể hiện biểu cảm phi thường của các nhân vật trong tranh. Một điều thú vị nữa là, khuôn mặt mà Leonardo tham khảo để vẽ Chúa và Judas (kẻ phản Chúa) lại đến từ cùng một người.
Ngoài ra, thay vì vẽ trên thạch cao ướt theo truyền thống cho hầu hết các bức bích họa, Leonardo đã chọn vẽ lên bức tường khô để đạt được độ chi tiết hơn trong tác phẩm của mình.
Thật không may, "Bữa ăn tối cuối cùng" đã bị thiệt hại đáng kể trong những năm qua do các yếu tố môi trường và các vụ đánh bom trong Thế chiến thứ hai.
Nhưng dù sao nó vẫn là một trong những bức tranh được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng nhất trong lịch sử nghệ thuật.
5.2. Mona LisaBức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Nguồn: Wikimedia
Đây được xem là bức tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại. Mona Lisa được Leonardo da Vinci hoàn thành trong khoảng thời gian 1503 - 1519. Nụ cười bí ẩn cùng danh tính thật sự của người phụ nữ trong tranh đến nay vẫn là một bí ẩn đối với cả nhân loại.
Trong suốt 5 thế kỷ, người ta vẫn tranh cãi rằng liệu cô ấy có đang thực sự mỉm cười hay không, cô ấy đang vui hay đang buồn. Với sự phát triển của chương trình máy tính "nhận dạng cảm xúc" vào năm 2005 bởi các nhà nghiên cứu Hà Lan, nụ cười của Mona Lisa được tiết lộ là 83% vui vẻ, 9% ghê tởm, 6% sợ hãi, 2% tức giận, ít hơn 1% trung lập và 0% ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, đã có nhiều đồn đoán về danh tính thực sự của Mona Lisa. Trong đó, giả thuyết phổ biến nhất Mona Lisa chính là Lisa del Giocondo, vợ của thương gia Francesco di Bartolomeo del Giocondo. Do đó, tác phẩm còn có cái tên khác là La Gioconda.
Có giả thuyết khác lại cho rằng đó là mẹ của Leonardo - bà Caterina. Giả thuyết này là của nhà phân tâm học Sigmund Freud.
Giả thuyết thứ ba cho rằng đây chính là chân dung tự họa của Leonardo da Vinci bởi có sự tương đồng về nét mặt giữa 2 người.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm ra câu trả lời chính xác.
Có thể nói tài năng phi thường của Leonardo da Vinci cho đến nay vẫn chưa ai có thể sánh nổi. Những ý tưởng, phát minh cách đây 5 thế kỷ của ông vẫn khiến nhân loại phải sửng sốt, thán phục. Còn những bí ẩn trong những tác phẩm hội họa của ông có lẽ sẽ mãi là những bí ẩn không có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Video Adrian thử nghiệm chiếc dù của Leonardo da Vinci. Nguồn: Youtube