'Thần tượng số 1' trong lòng Phổ Nghi: Không phải Khang Hi hay Càn Long, mà là vị Hoàng đế băng hà vì lao lực
Đại Thanh sẽ ra sao nếu Quang Tự giết chết Từ Hi và lên nắm quyền? Phổ Nghi nêu 3 hậu quả khôn lường / Nói ra 8 chữ khi nghe tin Phổ Nghi là người kế vị, Quang Tự Đế phơi bày dã tâm của bà Thái hậu đang cận kề cái chết
Chúng ta đều biết Phổ Nghi là Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh ở Trung Quốc. Tuy nói Hoàng đế là đấng Cửu ngũ chí tôn, đứng đầu thiên hạ, nhưng họ cũng có “thần tượng” trong lòng, người mà họ lấy làm gương để học hỏi và sùng bái. Phổ Nghi cũng vậy!
Nhiều người có thể đoán rằng thần tượng của Phổ Nghi chính là Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người đã xây dựng nền móng để sau đó Hoàng Thái Cực bành trướng uy thế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Cũng không ít người lại cho rằng Phổ Nghi đương nhiên phải sùng bái Khang Hi và Càn Long, hai vị Hoàng đế đã khai sinh ra thời kỳ Khang Càn thịnh thế đưa nhà Thanh phát triển hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, trong cuốn tự sự “Nửa đời trước của tôi” viết vào những năm cuối đời, Phổ Nghi từng nhắc đến việc ông có một sự yêu thích và sùng bái to lớn đối với Ung Chính - vị Hoàng đế thứ năm của nhà Thanh.
Chân dung Ung Chính đế trong tranh cổ
Tại vị 13 năm, Ung Chính là vị Hoàng đế nổi tiếng với sự siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của nhà Thanh. Cuối đời ông, quốc khố còn dư nhiều, cũng là một trong những điều kiện giúp Càn Long thịnh trị ở thời của mình.
Triều đại của Ung Chính được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng sự nghiêm khắc khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt.
Mặc dù triều đại của Ung Chính ngắn hơn nhiều so với cha mình (Khang Hi trị vì 61 năm) và con trai (Càn Long trị vì 60 năm), sự ra đi đột ngột của ông lại là do khối lượng công việc nặng nề mang lại. Ung Chính đã tiếp nối một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho Nhà Thanh, không có ông thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế.
Do đó, ngoài ngưỡng mộ trước những thành tựu mà Ung Chính đế đã làm nên, Phổ Nghi còn nhìn thấy bản thân giống với vị Hoàng đế này một điểm. Đó chính là thời cuộc loạn lạc, triều đình bê bối khi lên ngôi.
Nhân vật Ung Chính đế trong phim ảnh hiện đại
Ung Chính đăng cơ sau cuộc tranh giành khốc liệt “Cửu tử đoạt đích” nổi tiếng trong lịch sử. Sau một cuộc đấu tranh, nội bộ lục đục, triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ rối loạn vô cùng. Khó khăn lên ngôi đã đành, ổn định đại cục sau đó lại càng khổ cực hơn. Để giữ vững ngôi vị và tạo dựng lòng tin ở đại thần trong triều thật sự không hề dễ dàng đối với Ung Chính.
Thế mà sau đó ông đã ổn định tất cả, lại còn làm ra hàng loạt cuộc cải cách tạo nền móng cho nhà Thanh phát triển thịnh vượng ở thời của Càn Long sau này. Bằng chứng thuyết phục nhất chính là những thành tựu mà ông đã làm được như đã kể trên.
Phổ Nghi
Giống như Ung Chính, Phổ Nghi ngồi lên ngai vàng trong sự bất ổn tột cùng. Song ông không thể làm chủ cục diện như vị Hoàng đế tài ba trước. Phổ Nghi sùng bái Ung Chính vì đã giữ vững ngai vàng giữa muôn trùng khó khăn, đấu tranh cho vị trí Chân mệnh thiên tử một cách quyết liệt, đồng thời đã đưa đất nước trở nên lớn mạnh hơn.
Phổ Nghi cũng cố gắng làm nhiều điều để giữ vị trí gọi là Hoàng đế một nước, nhưng thời đại đã thay đổi, ông đành phải chấp nhận số phận. Để rồi sau này khi cởi bỏ tấm long bào quyền quý trở thành dân thường, Phổ Nghi viết lại dòng tự sự của mình, giãi bày nhiều chuyện thầm kín trong lòng trước kia không dám nói ra.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ