Phụ nữ thời xưa xem trọng trinh tiết như mạng sống, vậy tại sao khi bị "hái hoa tặc" làm nhục lại không phản kháng?
Các nhà khoa học đang cố gắng mang lại 9 loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu, bạn biết không? / Việt Nam sở hữu loài hổ quý hiếm bậc nhất thế giới: 7 năm trước chỉ còn 5 cá thể, bị nghi đã tuyệt chủng
Trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc, có vô số lễ nghi, đạo đức ràng buộc người xưa, đặc biệt là phụ nữ. Một số người phụ nữ cả đời không bao giờ bước chân ra khỏi nhà. Sau thời nhà Tống, phụ nữ thời bấy giờ càng coi trọng sự trong trắng hơn, thậm chí còn trở thành chuẩn mực đạo đức.
“Tam tòng, tứ đức” đã trở thành xiềng xích của phụ nữ thời bấy giờ, cái gọi là khuôn mẫu trinh tiết cũng khiến địa vị xã hội của họ càng xuống thấp hơn.
Thế nhưng trong hoàn cảnh như vậy, tại sao phụ nữ thời xưa lại không dám chống cự bọn “hái hoa tặc”?
>> Xem thêm: Dùng cả đời xưng đế nhưng di nguyện cuối cùng của Võ Tắc Thiên lại đi ngược với tất cả
Được biết, "hái hoa tặc" là cách gọi những kẻ chuyên đi cưỡng hiếp phụ nữ, làm nhục con gái nhà lành. Bản thân cụm từ "hái hoa tặc" cũng đã thể hiện đầy đủ ý tứ. Trong đó, "tặc" mang nghĩa tên trộm, kẻ cướp; "hoa" ở đây tượng trưng cho người phụ nữ "liễu yếu đào tơ, như hoa như ngọc". Hiểu theo tổng thể, đó chính là những kẻ chuyên đi trộm hoa, hái hoa, xâm hại đến sự trong trắng, vẻ đẹp của người phụ nữ.
Có một câu chuyện được ghi lại trong “Liệt nữ truyện” thuộc bộ “Minh sử”, một góa phụ Hồ thị bị mắc bệnh phụ khoa. Vì thế gia đình đã tìm đại phu (cách gọi bác sĩ của thời xưa) cho cô. Mà đại phu thường là nam giới nên Hồ thị đã từ chối khám bệnh, cuối cùng qua đời.
Rất nhiều câu chuyện tương tự trong “Liệt nữ truyện”, có lẽ người hiện đại không thể hiểu được, chúng ta chỉ nghĩ rằng “có bệnh thì đi khám” là chuyện hiển nhiên. Nhưng phụ nữ thời xưa coi trinh tiết quan trọng hơn mạng sống của họ.
>> Xem thêm: Kiều Phong kịch chiến Dương Quá, ai là người chiến thắng? Kim Dung nêu 2 điểm tiết lộ đáp án
Địa vị của phụ nữ thời bấy giờ bị xem thường đến mức người hiện đại khó có thể hình dung. Quan niệm về trinh tiết và chung thủy cực đoan càng khiến họ bị trói buộc không thể thở nổi.
Góa phụ tái hôn? Điều này tuyệt đối không được phép. Phụ nữ ở nhà phải nghe lời đàn ông, không được tranh cãi, can thiệp vào bất cứ chuyện gì. Khi chồng chết, góa phụ phải giữ trọn đạo làm vợ đến cuối đời, không được phép động chạm đến người đàn ông khác.
Trở lại câu hỏi ban đầu, tại sao phụ nữ thời xưa coi trọng trinh tiết đến thế nhưng lại không dám phản kháng khi bị “hái hoa tặc” hãm hiếp?
Thực chất, là do phụ nữ có quá nhiều ràng buộc đối với sự trong trắng của mình. Sau khi bị làm nhục, họ không dám công khai và không thể dũng cảm đứng lên, bởi vì cuối cùng người chịu tổn hại cũng chính là họ.
>> Xem thêm: Phá dỡ ngôi nhà cổ 300 tuổi, người thợ bất ngờ phát hiện ‘bảo vật’ độc nhất, giá trị thực 1.650 tỷ
Vào thời nhà Minh, có một người phụ nữ vô tình trượt chân rơi xuống nước, một người đàn ông đi ngang qua đã nhìn thấy và cứu cô. Tuy nhiên, người phụ nữ được cứu sau đó đã chọn cách tự tử bằng cách vùi mình xuống sông vì người đàn ông đó đã chạm vào tay chân cô.
“Nam nữ thụ thụ bất thân” có nghĩa nam nữ không được trực tiếp đưa và nhận của nhau thứ gì. Ví như người này muốn đưa người kia thứ gì thì phải đặt thứ đó lên bàn và người kia sẽ lấy món đồ từ bàn, chứ không được trực tiếp trao tay.
Suy rộng hơn, giữa nam và nữ phải giữ khoảng cách, không được có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau.
>> Xem thêm: Nơi có tục mai táng rùng rợn nhất thế giới, tưởng nhẫn tâm nhưng ẩn chứa ý nghĩa rất thiêng liêng
Đây chính là sự trầm trọng trong tư duy “nam nữ thụ thụ bất thân” nên khi phụ nữ thực sự gặp phải những kẻ “hái hoa tặc”, họ sẽ không công khai hay phản kháng mà sẽ âm thầm chịu đựng. Cho dù đã được giải thoát khi kẻ ác vẫn chưa làm gì mình, họ cũng không thể tránh những lời đàm tiếu sau này, không ai tin họ, sự trong sạch tự nhiên bị vấy bẩn. Họ càng sợ cha mẹ hoặc người ngoài phát hiện, nếu không họ sẽ cho rằng cô là người phụ nữ ô uế, thanh danh bị hủy hoại hoàn toàn.
Nếu sống trong gia tộc quyền quý, rất có thể họ sẽ bị trục xuất. Cho nên, khi bị “hái hoa tặc” tấn công, nếu không thể một mình chống cự thì đành chịu đựng, mọi chuyện sau đó nên trở thành dĩ vãng, không nên nói ra, tốt nhất là không ai biết đến điều này.
Hơn nữa, bản thân phụ nữ thời bấy giờ “liễu yếu đào tơ”, từ nhỏ đã được răn dạy là phải dịu dàng, nết na, không được làm những chuyện “thuộc về đàn ông” như cưỡi ngựa, tập võ… Do đó, sức khỏe của họ vốn yếu ớt. Khi bị “hái hoa tặc” tấn công, dù muốn, họ cũng không có khả năng chống cự hay phản kháng, từ đó dễ dàng bị kẻ ác khống chế và xâm phạm.
Sau khi mọi sự xong xuôi, mặc dù đau khổ trong lòng, phụ nữ bị xâm hại cũng không dám báo quan, vì một khi chuyện này được đưa lên công đường xét xử hoặc dán bảng cáo thị, cô sẽ không còn mặt mũi gặp người đời, không thể lấy chồng, thậm chí còn làm liên lụy đến gia đình, bị cha mẹ ruồng bỏ.
Dưới những áp lực này, thử hỏi, liệu phụ nữ thời phong kiến có dám phản kháng khi bị “hái hoa tặc” cướp đoạt trinh tiết hay không? Đương nhiên cũng có một vài trường hợp, nhưng đó chỉ là số ít mà thôi.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ