Phục chế thành công những hình ảnh từ thế kỷ 19 bằng công nghệ tia X
Bí ẩn công trình nghi của người ngoài hành tinh: Sau gần trăm năm, Nhật Bản giải mã thành công? / Các nhà vật lý chế tạo thành công động cơ nhỏ nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Western Ontario của Canada đã công bố một báo cáo về những phát hiện của họ về cách khôi phục lại những bức ảnh có tuổi đời lâu nhất thế giới.
Những bức ảnh đầu tiên trên thế giới được chụp lại bởi nghệ sĩ, nhà vật lý học người Pháp, Louis Daguerre vào năm 1839. Ông là người được công nhận cho sự phát minh ra quy trình nghệ thuật chụp hình thực tiễn và các hình ảnh được thực hiện bằng phương pháp này được gọi là daguerreotypes.
Quá trình này liên quan đến việc kết hợp các hạt kim loại và hóa chất trên một mảnh đồng bạc phủ lên để phản chiếu các hình ảnh của ánh sáng. Quá trình phản chiếu này có thể tạo ra những bức ảnh sắc nét, không màu. Ban đầu, công nghệ nguyên sơ này yêu cầu mọi người phải giữ nguyên tư thế trong ít nhất một phút để máy ảnh có thể chớp được hình ảnh của đối tượng.
Các daguerreotype đầu tiên đã góp phần giúp cho những người đời sau có được cái nhìn thực tế về lịch sử. Điều này là bởi vì, không giống như các bức tranh, daguerreotypes phản ánh chính xác những gì đã được chụp lại.
Nhưng theo thời gian, daguerreotypes có thể bị mất nét vì điều kiện môi trường , chẳng hạn như nhiệt và ánh sáng và thời gian. Một số hình ảnh tới hiện tại đã không còn thấy được các nét rõ ràng.
Các nhà hóa học nghiên cứu tại Đại học Western nói rằng họ đã tìm ra một cách thức công nghệ cao để mang những hình ảnh quý giá này trở lại. Nhóm nghiên cứu đã phát triển quá trình này trong nhiều năm trong khi nghiên cứu những thay đổi hóa học gây ảnh hưởng tới các hình ảnh daguerreotype.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tia X để lập bản đồ và kiểm tra các tấm daguerreotype từ thế kỷ 19. Quá trình này được thiết kế để xác định mật độ và vị trí của các hạt thủy ngân trên các tấm ảnh cũ.
Tsam-Kong (T.K.) Sham là một trong những nhà nghiên cứu chủ chốt trong dự án này. Ông nói thủy ngân là nguyên tố cần thiết để tạo ra các đường nét trong ảnh chụp. Trong khi bề mặt hình ảnh có thể bị hư hỏng nặng nhưng vị trí của các hạt thủy ngân thì vẫn luôn được duy trì.
"Bằng cách nhìn vào vị trí của các hạt thủy ngân, chúng ta có thể lấy lại hình ảnh một cách chi tiết", ông nói.
Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình chụp ảnh tia X mất khoảng 8 giờ đối với mỗi tấm daguerreotype. Khi hoàn thành, hình ảnh đầy đủ có thể được phục hồi, ngay cả khi những hình ảnh trước đó là những tấm hình không còn duy trì được các nét rõ ràng.
Các nhà hóa học nghiên cứu cho thấy quá trình của họ đã thành công trong việc giúp khôi phục hai hình ảnh từ bộ sưu tập của Thư viện Quốc gia Canada. Đó là những tấm ảnh- mà các chuyên gia cho rằng có thể đã được tạo ra từ đầu năm 1850 - đã bị hoen ố đến mức chúng không thể nhận ra được.
Các hình ảnh sau khi được phục chế bằng công nghệ tia X có thể thấy được các nét một cách rõ ràng từ con mắt, nếp gấp của quần áo, các mẫu thêu chi tiết của khăn trải bàn.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không tìm thấy bất cứ phần nào trong quá trình này ảnh hưởng tới các chi tiết có trong hình ảnh gốc.
Bằng cách cải thiện quá trình khôi phục những hình ảnh thế kỷ này, các nhà khoa học đang đóng góp một nguồn dữ liệu lớn vào các hồ sơ lịch sử. Những hình ảnh phục chế sẽ cho phép chúng ta thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt của những người từ thế kỷ 19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây