Khám phá

Quái vật hồ Loch Ness: Thực sự có thật hay là trò lừa bịp của loài người?

Cho tới nay, bí ẩn về con quái vật hồ Loch Ness vẫn còn được bỏ ngỏ.

Nữ du khách 54 tuổi tận mắt trông thấy quái vật hồ Loch Ness / Phát hiện 'quái vật hồ Loch Ness' dưới đáy hồ ở Scotland

Nhắc đến con quái vật hồ Loch Ness đặc biệt thu hút sự chú ý kể từ người ta nhìn thấy một con vật cổ dài khổng lồ nổi lên trong hồ gần một thế kỷ trước. Sau đó, rất nhiều người đã tuyên bố nhìn thấy con quái vật, nhiều cuộc săn tìm đã diễn ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa ai bắt được nó.

Thậm chí, theo một thống kê của Google vào năm 2018, chỉ riêng mỗi tháng đã có 200.000 lượt tìm kiếm và 120.000 thông tin về quái vật hồ Loch Ness. Vậy rốt cuộc, con quái vật này có thật ự có thật hay không, hay chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng của loài người?

Quái vật hồ Loch Ness: Thực sự có thật hay là trò lừa bịp của loài người? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Lời đồn về con quái vật bí ẩn

Những lời đồn đoán đầu tiên về quái vật sống ở hồ Loch Ness bắt đầu vào thế kỷ 17. Khi đó, một tu sĩ người Scotland được cho là đã nhìn thấy một loài vật chưa từng biết trong đời. Sang tới năm 1802, một người nông dân Scotland cũng kể lại rằng đã tận mắt nhìn thấy một con "thủy quái" khổng lồ, dài đến 45m quẫy sóng hồ, nổi lên mặt nước ở khu vực hồ sâu 230m. Dù vậy, không có nhiều người tin vào câu chuyện của người nông dân nọ và đều cho rằng anh ta bịa ra chuyện hoang đường này nhằm thu hút sự chú ý.

Quái vật hồ Loch Ness: Thực sự có thật hay là trò lừa bịp của loài người? - Ảnh 2.

Vào những năm 1960, đoàn làm phim điều tra quái vật hồ Loch Ness được nhà làm phim tài liệu Dick Raynor thành lập năm 1967 với mục đích quyết tâm làm sáng tỏ thực hư về sự tồn tại của Nessie. Đoàn làm phim nhận định rằng có rất nhiều dấu hiệucho thấy quái vật hồ Loch Ness có thực và đang lởn vởn dưới đấy hồ.

Lời đồn về Nessie vang xa dần. Thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều những "thợ săn Nessie". Người ta chụp ảnh, quay video và liên tục theo dõi chiếc hồ Loch Ness ở Scotland để mong một ngày "thấy tận mắt" sinh vật sống dưới nước này. Dù vậy, vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định một cách chính xác theo góc nhìn khoa học cả, và tất cả vẫn là một bí ẩn.

Bằng chứng về Nessie

 

Quái vật hồ Loch Ness: Thực sự có thật hay là trò lừa bịp của loài người? - Ảnh 3.

Theo thống kê của website chuyên thu thập những câu chuyện và bằng chứng liên quan đến Nessie, tính đến hiện nay, năm 2017 đã ghi nhận 9 trường hợp cho thấy "dấu hiệu xuất hiện" của quái vật hồ Loch Ness.

Bằng chứng rõ ràng nhất từng được biết đến là củaDiana Turner, một nữ "thợ săn" người Mỹ, nhưng lại rất hứng thú với con quái vật ở bên kia đại dương. Đoạnvideo dài 2 phút của cô cho thấy sự chuyển động lạ thường của một vùng nước tĩnh lặng ở khu hồ Loch Ness. Sau đó cô này đã giao lại đoạn clip choGary Campbell, người phụ trách website chuyên thu thập dữ liệu về quái vật hồ Loch Ness.

Quái vật hồ Loch Ness: Thực sự có thật hay là trò lừa bịp của loài người? - Ảnh 4.

Trước đó, vào tháng 5/2017, một du khách đến từ Anh đã chụp được bức ảnh, trong ảnh chứa một hình thù kỳ dị nổi lên tại vịnh Urquhart. Cho đến nay đã có hàng nghìn câu chuyện, hình ảnh thậm chí video cho thấy dấu hiệu xuất hiện của quái vật hồ Loch Ness. Tuy nhiên, giới khoa học chưa bao giờ "để yên".

Vào năm 2003, đài BBC cũng đã vào cuộc để chứng minh Nessie là có thật. Họ đã sử dụng thiết bị dò sóng âm để tìm dấu hiệu của nó trong hồ. Tuy nhiên, sau khi toàn bộ hồ nước rộng hơn 50km2 bị kiểm tra, tất cả những gì đoàn khảo sát thu được vẫn cứ là con số không.

Bí ẩn không lời giải

 

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đều ra sức phủ nhận sự tồn tại của một sinh vật được cho là tồn tại từ thời tiền sử.Cộng đồng khoa học coi quái vật hồ Loch Ness là một hiện tượng không có cơ sở sinh học. Họ giải thích việc nhiều người tuyên bố nhìn thấy nó là trò lừa bịp, ảo giác, hoặc nhìn nhầm các vật thể khác thành quái vật Loch Ness. Tuy nhiên,nhiều "thợ săn Nessie" lại không ngừng đi tìm bằng chứng, còn dư luận thì vẫn cứ muốn biết thực hư về sự tồn tại của nó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm