Quái vật Megalodon đạt kích cỡ khổng lồ bằng cách ăn thịt anh em ngay từ trong bụng mẹ
Phát hiện chưa từng có ở xác ướp 2.000 năm tuổi: Nội tạng bị loại bỏ nhưng trong miệng chứa thứ khiến nhà khảo cổ vô cùng phấn khích / Những khoảnh khắc đối diện vật khổng lồ ấn tượng nhất
Ngày nay, cá mập trắng được xem là hung thần của biển cả. Nhưng đã từng có thời điểm, đại dương được thống trị bởi các "siêu cá mập" khổng lồ, to hơn cá mập trắng ngày nay gấp nhiều lần. Đó chính là Megalodon, ông hoàng của đại dương.
Trước khi tuyệt chủng vào khoảng 1,6 triệu năm trước ở kỷ Pleistocene, Megalodon từng tung hoành trên khắp các đại dương trên Trái đất trong suốt 18,4 triệu năm. Với bộ răng sắc nhọn và lực cắn lên tới 18 tấn đủ để làm bẹp rúm một chiếc ô tô tầm trung, chúng là loài cá mập lớn nhất trong lịch sử.
Mới đây nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học Đại học William Paterson đã tìm ra được nguyên nhân vì sao loài cá mập này có thể đạt kích thước khổng lồ như vậy.
Do Megalodon liên tục rụng và mọc lại răng trong suốt cuộc đời của chúng (khoảng 40.000 chiếc răng), các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy rất nhiều răng của loài cá mập này còn sót lại trong các tầng chứa hoá thạch dưới đáy biển. Nhưng về cơ bản, đó là tất cả những gì họ đã tìm thấy. Bộ xương của loài cá mập cổ đại này là sụn, không phải xương, vì vậy hầu hết những gì chúng ta biết về Megalodon đều được suy ra từ việc nghiên cứu những chiếc răng khổng lồ của nó.
Ví dụ, dựa trên kích thước răng của nó, chúng ta biết được, một con Megalodon trưởng thành dài tới 16m, với riêng phần dầu dài 4,65m, vây lưng cao 1,62m, vây bụng dài 3,08 m và vây đuôi dài tới 3,85m.
Tuy nhiên, trong khi răng là thành phần quan trọng của hóa thạch Megalodon, một số đốt sống của loài cá mập cổ đại này cũng đã được tìm thấy. Và chính từ một số đốt sống này, các nhà khoa học tại Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ đã có thể tìm hiểu thêm về giai đoạn ‘thơ ấu’ của loài động vật bí ẩn này.
Bằng cách sử dụng kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính, các nhà khoa học đếm được 46 vòng sinh trưởng có khoảng cách đều nhau ở xương sống của một cá thể Megalodon dài 9m.
Do mỗi vòng đại diện cho một năm phát triển, con cá mập này có tuổi thọ khoảng 46 tuổi khi chết. Khi truy ngược tới vòng sinh trưởng đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện chiều dài của con Megalodon này lúc mới chào đời lên tới 2m, lớn hơn rất nhiều loài cá mập trưởng thành khác.
Về cơ bản, việc nuôi dưỡng những con non có kích thước lớn như vậy chắc chắn đòi hỏi nhiều năng lượng từ cá mập mẹ. Khả năng rất cao, khi trứng của con cá mập Megalodon đầu tiên nở trong tử cung cá mập mẹ, nó sẽ lập tức ăn hết những quả trứng chưa nở khác để hấp thụ chất dĩnh dưỡng. Theo các nhà nghiên cứu, đây là hành động được gọi là ‘ăn thịt đồng loại trong tử cung’. Điều này sẽ đảm bảo rằng, chỉ có những "đứa trẻ" mạnh nhất và lớn nhất mới có thể tồn tại.
Kết quả, ngay từ khi còn chưa chính thức chào đời, cá mập Megalodon đã đạt được kích thước to lớn. Chúng sẽ sẽ sẵn sàng đối phó với những kẻ thù khi thoát ra khỏi bụng mẹ, đồng thời có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm thức ăn.
Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chỉ rõ, việc thôn tính, diệt trừ nhau từ trong bụng mẹ cũng là "hành vi độc nhất vô nhị’ của Megalodon. Hành vi này kết hợp với nhiệt độ nước thuận lợi cho phép chúng đạt tới kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các loài cá mập khác sống cùng thời kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà