Khám phá

Quân lính Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon ăn gì khi đánh trận?

Trong suốt lịch sử, việc cho lính đánh trận ăn uống là một thách thức đối với các tướng lĩnh, từ Thành Cát Tư Hãn đến Napoleon.

Khi chiến tranh cổ đại kết thúc, hàng vạn thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu? / Trong trận chiến ròng rã hàng chục năm, binh lính cổ đại không có lương khô thì sẽ ăn gì?

Hãy cùng điểm lại chuyện quân lương, thực phẩm cho quân đội, đặc biệt là lực lượng đánh trận, từ xưa đến nay.

Quân đội La Mã

Giáo sư cổ học Thomas R. Martin của Đại học Holy Cross nói trong một bài báo trên trangHistoryrằng, dựa trên các di tích khảo cổ, có thể thấy, binh lính La Mã phải tìm kiếm mọi loại thức ăn có sẵn. Ông nói thêm, rằng chính quyền ở Rome chỉ cung cấp cho binh lính của họ phần thực phẩm hạn chế và nguồn cung cấp calo quan trọng nhất là carbohydrate đến từ lúa mạch hoặc lúa mì. Một nguồn tin cho biết binh lính La Mã được cấp chưa đến 500g thịt mỗi ngày. “Đối với một đội quân, bạn phải giết 120 con cừu hoặc 60 con lợn mỗi ngày chỉ để đủ thịt cho họ ăn”, giáo sư Martin nói. Nhưng theo ông, số lượng thực phẩm được cung cấp không đủ cho lính, bởi họ phải mang vác nhiều đồ nặng, trên những con đường xấu, và đó chỉ là lúc họ không tiêu tốn nhiều năng lượng cho chuyện chiến đấu.

Quân lính Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon ăn gì khi đánh trận? - Ảnh 1.

Binh lính La Mã

Cùng với thức ăn, binh lính La Mã được cung cấp rượu, là thứ rượu vang pha loãng so với loại mà chúng ta thường dùng ngày nay, hoặc thứ gì đó gần giống với giấm, có thể giúp giảm vi khuẩn trong nước họ uống. Không có gì ngạc nhiên khi quân đội La Mã dùng dầu ô liu để cung cấp chất béo cho binh sỹ.

Quân thập tự chinh

Thập tự chinh là một loạt cuộc chiến tranh tôn giáo do Giáo hội Latin khởi xướng, hỗ trợ và đôi khi chỉ đạo trong thời trung cổ. Cuộc Thập tự chinh được biết đến nhiều nhất là những cuộc tấn công vào khu vực Thánh địa từ 1095 - 1291 nhằm xóa bỏ sự thống trị của người Hồi giáo đối với đất thánh Jerusalem và khu vực xung quanh. Bắt đầu với cuộc thập tự chinh đầu tiên, dẫn đến việc thu hồi Jerusalem vào năm 1099, hàng chục cuộc thập tự chinh đã diễn ra, tạo nên một điểm nhấn của lịch sử châu Âu trong nhiều thế kỷ.

Trong các cuộc thập tự chinh, một người lính Cơ đốc giáo được cấp một ít thịt khô và ngũ cốc để nấu món ăn tương tự cháo. Nhưng đây là thức ăn họ mang theo bên mình. Lính đi đến đâu sẽ bổ sung thêm trái cây và rau hoặc pho mát mua tại đó. Trong cuộc thập tự chinh thứ nhất, người lính tự lo thực phẩm bằng cách đi mua hoặc cầm cố tài sản để đổi lấy. Sau đó, trong các cuộc thập tự chinh từ thế kỷ 14 do Giáo hoàng Innocent III phát động, chỉ huy quân đội có thỏa thuận trước và việc cung cấp lương thực, thực phẩm do các thương nhân cùng đội thương thuyền Venice đảm nhận.

 

“Trong các trận chiến, nếu quân thập tự chinh đến được gần doanh trại của người Hồi giáo, họ sẽ ngừng chiến đấu và bắt đầu ăn uống. Việc này khiến họ thua trận. Điều đó đã xảy ra hai lần trong cuộc vây hãm Acre”, John Hosler, phó giáo sư lịch sử quân sự thuộc quân đội Mỹ cho biết.

Một nhà nghiên cứu ghi nhận rằng trong cuộc thập tự chinh thứ ba, trong trại của sultan (quốc vương Hồi giáo) Saladin, mỗi nhà bếp có tới chín cái vạc. Ông Hosler nói mỗi cái vạc này có thể chất vừa bốn cái đầu bò.

Chiến binh Mông Cổ

Morris Rossabi, nhà sử học và là tác giả cuốn sáchNgười Mông Cổ và lịch sử nhân loại, nói quân đội Mông Cổ “không phải là những người sành ăn”. Đầu thế kỷ 13, khi Thành Cát Tư Hãn đang chinh phục các vùng rộng lớn của châu Á (chủ yếu là lãnh thổ mà ngày nay là Trung Quốc), quân của ông không thể mang theo nhiều lương thực. Các chiến binh tự mang theo lương thực, và khi các vùng đất bị chinh phục, người Mông Cổ tiếp xúc với các loại thực phẩm mới như rượu vang. (Rượu “cây nhà lá vườn” của người Mông Cổ là sữa ngựa lên men được gọi là airag hay kumis).

Quân lính Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon ăn gì khi đánh trận? - Ảnh 2.

Chiến binh thời Thành Cát Tư Hãn

 

Các vùng đất của người Mông Cổ thường không thể trồng trọt được, và họ cũng không ở một nơi trong một thời gian dài, vì vậy trái cây và rau quả không phải là lương thực chính. Quân Mông Cổ mang theo những đàn bò và cừu trong các chiến dịch. Khi không có đàn gia súc đi cùng, các kỵ sĩ Mông Cổ sẽ đi săn (chó, chuột hay thỏ hoang) hoặc sống bằng sữa đông khô, thịt đã qua xử lý và cả sữa ngựa tươi, sữa lên men.

Đế chế Ottoman

Vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực cuối thế kỷ 17, đế chế Ottoman là một vành móng ngựa khổng lồ bao quanh Địa Trung Hải, gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc Phi, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và Đông Âu. Janissarie, những người lính bộ binh tinh nhuệ, được coi là đội quân thường trực hiện đại đầu tiên của châu Âu.

Virginia H. Aksan, giáo sư danh dự của Đại học McMaster và là học giả hàng đầu nghiên cứu về đế chế Ottoman cho rằng quân Janissarie được ăn uống tốt. Theo bà, lính Ottoman được cung cấp “bánh mì tươi nướng, bánh quy khi không có bánh mì; khẩu phần thịt hàng ngày (thịt cừu) khoảng 200g, mật ong, cà phê, cơm. Tấm lúa mì và lúa mạch dành cho ngựa”.

 

Bánh quy dường như giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nuôi sống binh lính. Một nhà quan sát đã ghi nhận 105 lò nướng ở Istanbul chỉ dành riêng cho việc nướng bánh quy cho quân đội. Một người khác tức giận viết về việc những người làm bánh quy tích trữ bột thừa để kiếm lời và thay thế bằng chất bẩn, dẫn đến cái chết của nhiều binh sĩ.

Đội quân của Napoleon

Charles Esdaile, giáo sư lịch sử tại Đại học Liverpool, cho biết: “Trong chiến dịch, những người lính của Napoleon hầu như lúc nào cũng đói khát. Nếu mọi việc đúng theo kế hoạch, khẩu phần ăn của người lính Pháp một ngày bao gồm 7 lạng bánh mì, 2 lạng thịt, một ít cơm, đậu khô hoặc đậu Hà Lan hoặc đậu lăng, một lít rượu vang, một cút rượu mạnh và nửa lít giấm. Nếu không có bánh mì, người ta sẽ thay thế bằng những chiếc bánh bột nhỏ thô ráp làm từ bột mì, muối và nước, nướng trên lửa hoặc trộn với món hầm". Tất nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, khi mọi việc diễn ra đúng kế hoạch.

Quân lính Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon ăn gì khi đánh trận? - Ảnh 3.

Napoleon và những người lính của ông

 

Điều giúp vua chúa Pháp nuôi sống cả một đội quân đông đảo là nền nông nghiệp châu Âu khi đó đã bắt đầu chú trọng khoai tây và ngô, những thứ mà người ta có thể ăn gần như ngay, khi bắp hay củ còn ngoài đồng. “Tình yêu của người Pháp đến từ những cái bánh dài,” ông Esdaile nói. “Chuyện kể rằng bánh mì baguette được chế biến, tạo hình làm sao để binh lính Pháp có thể nhét vào ống quần”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm