Quân sư lỗi lạc của Tào Tháo là ai?
8 thế ngoại cao nhân trong Tam Quốc Diễn Nghĩa gồm những ai? / Nhân vật 'tiểu tốt' được xem là đệ nhất mãnh tướng Tam Quốc: Lữ Bố cũng không phải đối thủ
Mao Giới - Quân sư lỗi lạc tựa Khổng Minh của Lưu Bị
Mao Giới (???- 216) là một vị đại thần phục vụ dưới trướng Tào Tháo cuối thời kỳ nhà Hán. Ông sinh ra và lớn lên ở huyện Phong Khâu, Trần Lưu (nay là Phong Khâu, Hà Nam).
Mao Giới vốn định tới Kinh Châu gia nhập lực lượng của Lưu Biểu, tuy nhiên khi nghe nói Lưu Biểu công tư bất minh, ông phán đoán người này khó thành đại sự, bèn chuyển hướng sang Duyện Châu đầu quân cho Tào Mạnh Đức.
Chân dung Mao Giới |
Dưới trướng Tào Ngụy, Mao giới được Tào Tháo cho làm Trị trung tòng sự - tương đương với chức thư ký trưởng hay chủ nhiệm văn phòng.
Sách lược của Mao Giới
Mao Giới chủ trương "phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần". Ở đây, "phụng" có nghĩa và vâng lệnh Hoàng đế Hán triều chứ không phải "phò tá", còn đối tượng "bất thần" phiếm chỉ những người không tôn trọng Hán thất.
Mao Giới chỉ ra: ["Muốn thành đại sự, đầu tiên phải có lý tưởng và tầm nhìn xa.
Viên Thiệu, Lưu Biểu tuy có đông mưu sĩ, binh hùng tướng mạnh, dân số đông đúc, nhưng bọn họ không có hoài bão xa xôi, không phải là mẫu người biết dựng đại nghiệp
Để hoàn thành đại nghiệp, khi xuất sư dứt khoát phải danh chính ngôn thuận, chiếm được ưu thế 'chính nghĩa' tuyệt đối. Vì vậy, chủ công (Tào Tháo) nên tôn phụng Thiên tử để hiệu lệnh những kẻ không giữ đạo quân thần.
Ngoài ra, muốn giữ vững địa vị thì buộc phải dựa vào tài lực, chỉnh đốn canh tác nông nghiệp, tích trữ quân trang vật tư. Có vậy bá nghiệp mới thành!"]
Tào Tháo nghe kiến nghị của Mao Giới thì vô cùng hài lòng, lập tức phong ông làm Mạc Phủ công tào - đứng đầu Mạc Phủ (nội các) của Tào Tháo.
Tào Tháo rất sủng ái Mao Giới vì tài quân sư của ông |
Tào Tháo từng khen Mao Giới rằng "Biết lấy thân làm gương, dùng tiêu chuẩn liêm khiết chọn người, khiến ta rất yên long!".
Ưu điểm lớn nhất của Mao Giới là ông chấp pháp nghiêm minh, thiết diện vô tư. Sau khi Tào Tháo lên làm Thừa tướng đã để ông nhậm chức Đông Tào Duyện, cùng Thôi Diễm phụ trách việc tuyển lựa quan lại.
Thông tin về việc Mao Giới là tác giả sách lược chính trị của Tào Tháo chỉ được ghi chép trong bộ sử "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ.
Theo "Tam Quốc Chí", cống hiến lớn nhất của Mao Giới cũng chính là việc đề xướng sách lược "phụng Thiên tử dĩ lệnh bất thần".
Sách lược "Phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu" của Mao Giới được đánh giá là không hề thua kém với "Long Trung đối sách" mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị.
Cái kết thê thảm của Mao Giới
Mặc dù được Tào Tháo tín nhiệm, song cuối cùng Mao Giới lại có kết cục thê thảm bởi tay của bè lũ gièm pha.
Sự việc được cho là xuất phát từ mối quan hệ giữa Mao và Thôi Diễm. Hai ông chính là 2 người phụ trách việc tuyển chọn nhân tài cho Tào Ngụy.
Trong công việc, Mao Giới và Thôi Diễm thường có những bất đồng quan điểm. Nhưng điều này đã bị kẻ xấu lợi dụng tố với Tào Tháo. Tào vốn đa nghi, lại thêm uy tín Mao Giới rất cao nên ông lập tức khép Thôi Diễm tội bất trung và cho xử tử.
Cái chết của Diễm khiến Mao có phần bất mãn. Điều này lại bị những kẻ ghen ghét thừa cơ tố cáo và 'đặt điều' với Tào Tháo.
Vốn sẵn tính đa nghi, Tào Tháo nổi giận, lập tức ra lệnh bắt giam thẩm vấn Mao Giới. Cuối cùng, Mao Giới phải nhận cái chết thê thảm, đầy oan uổng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm