Khám phá

Quan Thắng giỏi hơn Lâm Xung nên được đứng đầu Ngũ Hổ Tướng?

Ngũ Hổ Tướng bao gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình.

Sự thật đáng sợ đằng sau những câu chuyện cổ tích / Ngô Dụng khích Lâm Xung giết Vương Luân: 'Bước ngoặt của Thuỷ Hử'

Quan Thắng (关胜), tên hiệu là Đại Đao (大刀) là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 36 Thiên Cang Tinh, một trong Ngũ hổ tướng Lương Sơn. Đồng thời ông cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Quan Thắng xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông (Phổ Đông) nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh (Đại Danh), thuộc dòng dõi danh tướng Quan Vân Trường nhà Thục Hán. Quan Thắng từ nhỏ đã thích đọc kinh thư, lại giỏi về võ nghệ, có sức khỏe muôn người không địch nổi. Quan Thắng giao du kết nghĩa với các tướng ở Bồ Đông là Hác Tư Văn, Đường Bân.
Quân Lương Sơn Bạc tấn công phủ Đại Danh, Lưu thủ Lương Trung Thư nghe lời Lý Thành cho người gửi thư đến cho Thái sư Thái Kinh xin cứu viện. Khi Thái Kinh họp văn võ Khu Mật Viện bày kế cứu nguy thì đồng hương của Quan Thắng là Quận mã Tuyên Tán tiến cử ông. Quan Thắng được Thái Kinh phong làm Lãnh binh, cùng Tuyên Tán, Hác Tư Văn, Đoàn Thường chỉ huy 1.500 binh mã tiến công Lương Sơn Bạc, thực thi kế "vây Ngụy cứu Triệu".
Tống Giang đang vây thành buộc phải lui binh về cứu viện, bị quân Tuyên Tán chặn lại. Quan Thắng bày mai phục bắt được các tướng Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất. Sau đó Quan Thắng đối trận với quân Tống Giang, một mình đánh với hai tướng Tần Minh, Lâm Xung sắp thua. Tống Giang thưởng thức Quan Thắng, bèn cho thu quân, khiến tư tưởng Quan Thắng bị dao động. Sau Ngô Dụng bày kế cho Hô Diên Chước trá hàng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.
Đại đao Quan Thắng
Đại đao Quan Thắng.

Chống lại triều đình
Quân Lương Sơn vây thành Đại Danh lần thứ hai, Quan Thắng xin làm tiên phong, đánh với Sách Siêu hơn 50 hiệp. Lần thứ ba vây đánh thành Đại Danh, Ngô Dụng lập kế công thành vào lễ Nguyên tiêu, Quan Thắng cùng các tướng Hoàng Tín, Tuyên Tán, Hác Tư Văn chỉ huy đạo quân tấn công cửa Tây.
Đại Danh Phủ thất thủ, Thái Kinh tâu với Tống Huy Tông xin cho hai tướng Lăng Châu là Đan Đình Khuê và Ngụy Định Quốc. Quan Thắng bèn xin đi đánh Lăng Châu. Ban đầu, quân Lương Sơn bị thua, Tuyên Tán, Hác Tư Văn bị bắt. Sau Quan Thắng thu phục Đan Đình Khuê, nhưng xuất quân lại bị hỏa công của Ngụy Định Quốc làm thất bại, phải lui 40 dặm. May khi đó Lý Quỳ thu phục thảo khấu Khô Thụ Sơn là Tiêu Đĩnh, Bao Húc cùng Tuyên Tán, Hác Tư Văn đánh chiếm thành Lăng Châu, buộc Ngụy Định Quốc phải chạy sang huyện Trung Lang. Quan Thắng bèn cho Đan Đình Khuê sang thuyết phục, thu hàng được Ngụy Định Quốc.
Sau trận Tăng Đầu Thị lần thứ hai, để phân định ngôi thứ trong sơn trại, Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa chia binh đánh hai phủ Đông Bình, Đông Xương. Quan Thắng dưới sự chỉ huy của Lư Tuấn Nghĩa tiến công phủ Đông Xương nhưng đụng độ với tướng Đông Xương là Trương Thanh có tài ném đá khiến nhiều tướng bị thương. Chu Đồng, Lôi Hoành cùng xông lên cũng bị đánh bại. Quan Thắng phóng ngựa Xích Thố ra cứu thì phi thạch bắn tới bèn lấy đao đỡ, viên đá va chạm với thanh đao thì tóe lửa, bèn rút lui.
Cái chết
Quan Thắng đã lập nhiều chiến công trong trận đánh với triều đình Liêu quốc, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Khi về kinh được trao chức Tổng quản Binh mã phủ Đại Danh. Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.
Đứng đầu Ngũ Hổ Tướng trong Thuỷ hử
Ngũ Hổ Tướng bao gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình. Trong đó Quan Thắng là người đứng đầu gây ra nhiều tranh luyện đối với những người yêu thích Thuỷ Hử bởi vì phần đông đều cho rằng Lâm Xung mới là người xứng đáng ở vị trí ấy. Thậm chí Lâm Sung còn là người gia nhập Lương Sơn trước so với Quan Thắng.
Tuy nhiên Quan Thắng là con cháu của Quan Vũ là một lý do, tiếp theo đó có thể nói là phong cách của hai người khác nhau. Lâm Xung thì miễn bàn, nhưng không phải diện đánh chém dồn dập mà sử dụng kỹ thuật, khéo léo tìm sơ hở đối phương để dứt điểm. Còn Quan Thắng thì "phủ đầu" tốt, vào trận là tạo ra sự choáng ngợp ngay lập tức nên có thể đó là lý do quan trọng nhất. Trong lịch sử thì duy nhất có trận chiến Quan Thắng "cân hai" Tần Minh với Lâm Xung thì có vẻ khá cân bằng nên khó đưa ra một nhận xét công tâm nhất. Tuy nhiên với cá nhân người viết thì thấy Quan Thắng xứng đáng với vị trí tiên phong và đứng đầu ngũ hổ tướng và có cái khí thế mạnh hơn so với Lâm Xung.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm