Khám phá

Nếu người này không chết, Lưu Bị có thể đã thống nhất Tam Quốc, ngặt nỗi thế sự vô thường

Ai là người có tầm ảnh hưởng lớn đến mức có thể giúp Lưu Bị thay đổi thế cuộc thời Tam Quốc.

Vị tướng mà Lưu Bị yêu thích nhất, nhưng không được Gia Cát Lượng xem trọng, kết cục cuối cùng thảm hại / Vừa hay tin Mã Siêu đầu hàng Lưu Bị, tại sao Quan Vũ phải tức tốc viết thư cho huynh trưởng đòi so tài?

Tin rằng hễ nhắc đến Tam Quốc, phần lớn mọi người có sự am hiểu nhất định, bởi thông tin về giai đoạn lịch sử này đều được phim truyền hình đến sách vở thuật lại vô cùng tỉ mỉ.

Đặc biệt là với người đứng đầu tập đoàn Thục Hán - Lưu Bị, hẳn ít người chưa từng nghe qua. Từ tay trắng dựng cơ đồ, cuối cùng ông vẫn có thể cùng Tào Tháo, Tôn Quyền tạo nên thế chân vạc dưới thời Tam Quốc, dù nước Thục chỉ là một góc tương đối nhỏ.

Lưu Bị có được kết quả ấy, không thể không kể đến công lao của Gia Cát Lượng.

Có thể khẳng định, Khổng Minh tiên sinh chính là trụ cột vững chắc, đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển của chính quyền nước Thục trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, trong cuộc tranh đấu giữa ba nước ở giai đoạn cuối, Thục lại luôn nằm ở thế hạ phong, thật ra đây chính là dấu hiệu cho thấy một con người sau cùng cũng sẽ kiệt quệ tài năng.

Thật ra ngoài Khổng Minh, còn có rất nhiều nhân tài xuất sắc khác ở dưới trướng Lưu Bị, chính nhờ có được nhiều nhân tài như vậy, Lưu Bị mới có thể gây dựng chính quyền.

Ngoài sự trợ giúp đắc lực từ Khổng Minh, còn có một người nữa, chắc hẳn rất nhiều người đều từng nghe đến tên ông, đó chính là Bàng Thống.

Bàng Thống - nhân tài được đánh giá có tài năng sánh ngang Gia Cát Lượng

Nếu người này không chết, Lưu Bị có thể đã thống nhất Tam Quốc, ngặt nỗi thế sự vô thường - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Bàng Thống trên phim.

Thật ra, nếu xét tầm quan trọng một cách nghiêm túc, tài năng của Bàng Thống không hề kém cạnh Khổng Minh.

Thời kỳ Tam Quốc quả thật có rất nhiều nhân tài. Trong tay Lưu Bị cũng có rất nhiều người giỏi giang, ngoài Khổng Minh giỏi mưu lược còn có những nhân vật sở hữu tài năng quân sự vô cùng xuất sắc, đặc biệt là hai anh em kết nghĩa của ông: Quan Vũ và Trương Phi.

Nếu như nói Lưu Bị có thể tận dụng hai người này thật triệt để, có lẽ chính quyền nước Thục của ông sẽ còn tiến thêm một bước. Nhưng ngặt nỗi trong quá trình ấy đã xảy ra một việc, đó là Bàng Thống qua đời quá sớm, khiến Lưu Bị mất đi một phụ tá đắc lực.

Nếu như nói Khổng Minh chiếm ưu thế lớn về phương diện mưu lược thì Bàng Thống được đánh giá là chiếm ưu thế lớn hơn về một số phương diện năng lực tư duy logic, ông và Khổng Minh bổ sung cho nhau, hai người kết hợp lại chắc chắn đánh đâu thắng đó.

Trong quá trình hai người họ kết hợp cũng đã tạo ra rất nhiều việc xuất sắc, giúp đỡ Lưu Bị cùng cố chính quyền, đặc biệt là về mặt mưu lược quân sự, hai người không phân cao thấp, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời.

 

Trong lịch sử từng có câu: "Ngoạ Long Phượng Sồ đắc nhất khả an thiên hạ", ý của câu nói đó là, Khổng Minh hoặc Bàng Thống, nếu có được một trong hai người đó sẽ có thể bình định thiên hạ, gây dựng được chính quyền.

Nếu người này không chết, Lưu Bị có thể đã thống nhất Tam Quốc, ngặt nỗi thế sự vô thường - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng và Bàng Thống trên phim.

Thế nhưng tại sao cuối cùng chính quyền nước Thục của Lưu Bị vẫn phải thất bại? Nguyên nhân chủ yếu nhất là bởi hai người này cùng dốc sức phục vụ cho cùng một chính quyền, có lẽ tư tưởng quân sự của họ có đôi chút xung đột, cuối cùng lại gây cản trở cho sự phát triển của nước Thục ở giai đoạn đầu.

Nhưng sau khi cọ xát một khoảng thời gian, hai mưu thần này dần dần trở nên ăn ý hơn. Tuy rằng sự phát triển của nước Thục ở giai đoạn đầu gặp phải một số trở ngại, nhưng nói một cách tương đối thì vẫn không ngừng tiến bước, cuối cùng vẫn gây dựng được một chính quyền trong thời kỳ quần hùng tranh bá, hơn nữa cũng không ngừng phát triển lớn mạnh, tiền đồ vô cùng rộng mở!

Chính trong điều kiện tiền đề là tình hình liên tục trở nên xán lạn hơn, cái chết đột ngột của Bàng Thống khiến cho sự phát triển của nước Thục gặp phải sự khủng khoảng vô cùng to lớn.

Tuy rằng Khổng Minh vẫn không ngừng cố gắng chống đỡ, nhưng cuối cùng vẫn đành bất lực trước cảnh tiền đồ của nước Thục đã bị chặt đứt.

 

Với đạo lý thế sự vô thường, mặc dù mưu lược của Khổng Minh Gia Cát Lượng vô địch thiên hạ, nhưng không có Phượng Sồ sát cánh, cho dù có năng lực lớn hơn nữa, cũng không thể nào kiên trì được mãi trong thời kỳ Tam Quốc cạnh tranh khốc liệt, cuối cùng đành rơi vào cảnh lụn bại.

Có lẽ nếu như Bàng Thống không qua đời quá sớm như vậy, lịch sử của thời kỳ Tam Quốc có thể sẽ xuất hiện một thay đổi lớn.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm