Quốc gia châu Á có số nhà bỏ trống đủ để chứa toàn bộ dân số Australia
Trong 'Tây Du Ký', Đường Tăng và Bồ Đề Tổ Sư đều là sư phụ của Tôn Ngộ Không, hắn kính trọng ai hơn? Chỉ cần nhìn vào chi tiết này là hiểu / Nhật Bản: Diệt sạch hơn 32.000 con cầy mangut trên một hòn đảo
Một ngôi nhà gỗ bị bỏ hoang ở Nhật Bản. Ảnh: Getty
CNN ngày 7/5 đưa tin, số lượng nhà bỏ trống ở Nhật Bản đã ở mức cao kỷ lục trong lịch sử quốc gia này - 9 triệu ngôi nhà. Con số này đủ để chứa toàn bộ dân số Úc với điều kiện 3 người ở một nhà hoặc đủ để chứa toàn bộ dân số thành phố New York.
Theo số liệu do Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố cuối tháng 4/2024, Nhật Bản có 14% trong tổng số nhà ở bị bỏ trống.
Những ngôi nhà bị bỏ hoang ở Nhật được gọi bằng thuật ngữ "akiya", vốn ban đầu để chỉ những ngôi nhà vô chủ ở khu vực nông thôn. Nhưng theo CNN, ngày càng có nhiều akiya xuất hiện ở các thành phố lớn, chẳng hạn như Kyoto và Tokyo.
Vấn đề nhà bị bỏ hoang đang khiến giới chức Nhật Bản thêm đau đầu trong bối cảnh họ phải chật vật đối phó với tình trạng dân số già nhanh và số lượng trẻ sinh ra giảm đáng báo động mỗi năm.
Theo Guardian, gốc rễ của vấn đề akiya ở Nhật Bản là tình trạng suy giảm dân số ở nông thôn cộng với việc nhiều người thừa kế nhà không thể ở hoặc không muốn sống trong tài sản thừa kế đó. Thậm chí, có những người còn không thể phá hủy ngôi nhà đó.
Đất trống ở Nhật Bản bị đánh thuế cao hơn đất có nhà ở. Điều này làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho người thừa kế nếu muốn phá bỏ nhà cũ, dẫn đến tình trạng một số người trốn tránh thừa kế tài sản hoặc không thể phá hủy nhà được thừa kế.
Theo Guardian, việc ngày càng có nhiều nhà bỏ hoang ở Nhật Bản phần nào thu hút sự chú ý của người nước ngoài, đặc biệt là các ngôi nhà kiểu truyền thống (kominka). Các ngôi nhà này thường được tận dụng để làm nhà ở giá rẻ hoặc cho du khách thuê.
Hana Sakata và chồng cô đã cải tạo và cho thuê nhà trong gần một thập kỷ thông qua dự án New Heritage của họ, bắt đầu bằng một ngôi nhà nghỉ dưỡng trên bán đảo Izu. Họ cũng mua lại một ngôi nhà kiểu truyền thống ở một ngôi làng của tỉnh miền núi Nagano.
Tuy nhiên, chi phí để cải tạo, sửa chữa những ngôi nhà như vậy là rất lớn, Sakata chia sẻ.
"Không có nhiều nhà thầu trong nước đủ tiềm lực để sửa chữa những ngôi nhà kiểu truyền thống này. Các kĩ năng về nghề mộc đã mai một rất nhiều. Trong 10 năm nữa, chúng ta có thể sẽ thấy rất nhiều akiya thuộc sở hữu của nước ngoài", Sakata nói.
Dẫu vậy, Sakata cho rằng du khách nước ngoài bị thu hút với việc trải nghiệm kỳ nghỉ ở các ngôi nhà kiểu truyền thống của Nhật Bản. Nhu cầu đang vượt xa nguồn cung.
Việc đồng yen đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ so với các đồng ngoại tệ đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ du lịch ở Nhật Bản, với 3 triệu lượt khách nước ngoài trong tháng 3/2024.
Yuki Akiyama, giáo sư khoa kiến trúc và thiết kế đô thị tại Đại học Thành phố Tokyo, cảnh báo, vấn đề nhà bị bỏ hoang không phải chỉ xảy ra ở Nhật Bản mà đã xảy ra ở cả Mỹ và châu Âu.
Ông Akiyama cho rằng, lịch sử và văn hóa kiến trúc Nhật Bản khiến vấn đề nhà bị bỏ hoang ở nước này thêm trầm trọng. Theo vị giáo sư Nhật Bản, nhà ở nước này không được đánh giá cao vì "tuổi thọ" của chúng. Khác với phương Tây, nhiều người ở Nhật Bản không cảm thấy ý nghĩa khi sống trong các ngôi nhà truyền thống, có giá trị lịch sử.
"Ở Nhật Bản, nhà càng mới thì càng bán được với giá cao", ông Akiyama nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!