Quyết không đầu hàng, Hoàng Diệu tự vẫn trong vườn Võ Miếu để bảo toàn khí tiết
Diễn biến nghẹt thở của vụ không tặc lâu nhất lịch sử / Cảnh huấn luyện khắc nghiệt tới 'rợn người' của lính Mỹ
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883)
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Đê dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
Ngày 3/4/1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4, sau khi được tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.
Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.
Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định (3-1883).
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.
Trưa 25/4, khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành chỉ huy quân sự kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ được thành. Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân Cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơi vào tay giặc.
Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến.
Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh , hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản.
Khi Pháp đánh Nam Định nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.
Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19/5/1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh.
Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng thống chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
Sau khi thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), khác với lần trước, thực dân Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi "trả thù". Một kế hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.
Nhân lúc triều đình bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời (7-7-1883), thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.
Sáng 18/8/1883, hạm đội của Pháp do Đô đốc Cuốc – bê chỉ huy tiến vào Thuận An, "cửa họng" của Kinh thành Huế. Cuốc bê đưa tối hậu thư đòi triều đình giao toàn bộ các pháo đài. Từ 4 giờ chiều hôm đó, quân Pháp bắt đầu nổ súng và công phá trong suốt 2 ngày liền. Ngày 20/8/1883, chúng đổ bộ lên bờ.
Quân dân ta anh dũng chống trả. Các quan trấn thru Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành, Nguyễn Trung và nhiều binh sĩ đã hi sinh trong chiến đấu. Đến chiều tối, toàn bộ cửa Thuận An lọt vào tay giặc.
Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng
Được tin Pháp mở cuộc tấn công, triều đình Huế vô cùng bối rối, xin đình chiến. Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn (thường được gọi là Hiệp ước Hácmăng).
Hiệp ước Hácmăng có những nội dung chủ yếu sau đây:
Việt Nam đặt dưới sự "bảo hộ" của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.
Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
Mặc dù triều đình đã kí Hiệp ước Hácmăng, ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân ta, nhưng các hoạt động chống Pháp ở các tỉnh Bắc Kì vẫn không chấm dứt.
Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành. Những toán nghĩa binh dưới sự chỉ huy của các quan lại chủ chiến như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiền, Phan Vụ Mẫn, Hoàng Đinh Kinh…đã phối hợp với lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp tấn công quân Pháp, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Để chấm dứt chiến sự, từ tháng 12/1883 quân Pháp tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại. Chúng đưa quân lên chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang và tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân (11/5/1884). Tiếp đó, Chính phủ Pháp cử Pa-nơ-nốt sang Việt Nam và kí với triều đình Huế bản Hiệp ước mới vào ngày 6/6/1884.
Bản Hiệp ước 6/6/1884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19 khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng (25/8/1883), nhưng được sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến hàng đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính