Khám phá

Rệp giường sắp trở thành "đại họa" với con người?

Rệp giường đang âm thầm phát triển khả năng đề kháng trước hầu hết các loại hóa chất tiêu diệt côn trùng phổ biến trên thị trường hiện nay, theo một nghiên cứu mới. Các nhà khoa học hiện cảnh báo nguy cơ những sinh vật hút máu này có thể trở thành tai họa với con người trong tương lai.

Hợp chất nootkatone trong trái bưởi có thể chống lại các loại bệnh do côn trùng / Kinh hãi loài nấm ma quỷ có ký sinh trùng thường gây viêm cho côn trùng

Rệp giường sắp trở thành 'đại họa' với con người?

Rệp giường

Rệp giường, hay còn được gọi ngắn gọn là "rệp", danh pháp khoa học Cimex lectularius, là loài côn trùng ký sinh tí hon thuộc bộ cánh cứng, sinh trưởng hoàn toàn nhờ vào máu. Chúng thường sống trong các ngóc ngách, kẽ nứt của giường và bò ra ngoài vào ban đêm để hút máu người.

Các chuyên gia cho biết, rệp giường nằm trong nhóm hút máu “khá khủng khiếp” bởi chúng phát triển với số lượng nhanh và nhiều. Chúng phát hiện các mục tiêu thông qua khí CO2 và sức nóng cơ thể họ.

Khi bị rệp giường đốt, người bệnh sẽ xuất hiện những chấm đỏ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, những sinh vật này còn có thể lưu giữ các mầm bệnh nguy hiểm như sốt phát ban hay sốt hồi quy, cũng như có thể truyền nhiễm một số căn bệnh khác.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đến từ Đại học Công nghệ Virginia và Đại học New Mexico (Mỹ) khám phá ra rằng, rệp giường đã phát tiển khả năng chống chịu với hầu hết các hóa chất tiêu diệt côn trùng phổ biến, kể cả loại thuốc trừ sâu mạnh như neonicotinoid hay neonic. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy, sự lạm dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu và diệt côn trùng dẫn tới việc gia tăng đề kháng của loài rệp trước hóa chất, khiến chúng ngày càng trở nên khó tiêu diệt.

Rệp giường sắp trở thành 'đại họa' với con người?

Chỉ tính riêng ở Mỹ, người dân nước này đã chi tới hàng triệu USD mỗi năm để mua các hóa chất thương mại tiêu diệt rệp giường. Song, sự lạm dụng đã dẫn tới tình trạng các sản phẩm này kém hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo.

 

Kết luận trên được rút ra sau khi nhóm nghiên cứu so sánh các mẫu rệp giường thu được ngoài tự nhiên ở Ohio và Michigan với các mẫu rệp giường nuôi cách ly trong phòng thí nghiệm và chưa bao giờ tiếp xúc với neonic. Kết quả hé lộ, những con rệp chưa từng tiếp xúc với neonic bị tiêu diệt dễ dàng với một lượng nhỏ thuốc trừ sâu, trong khi rệp thuộc nhóm còn lại gia tăng sức đề kháng, chỉ chết khi tiếp xúc với lượng hóa chất độc hại cực cao.

"Đáng tiếc là, các loại thuốc trừ sâu, diệt côn trùng mà chúng ta hy vọng giúp giải quyết vấn đề rệp giường, không còn hiệu quả như chúng từng như vậy trước đây. Vì vậy, chúng ta cần tái đánh giá một số chiến lược của mình nhằm chống lại chúng ... Nếu phát hiện sự đề kháng của rệp giường, chúng ta cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm có cơ chế hoạt động khác, kết hợp với các phương pháp không dùng hóa chất", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm