Khám phá

Rừng Amazon có thể là nơi tạo ra đại dịch tiếp theo

Nhiều nhà khoa học bày tỏ lo ngại đại dịch tiếp theo có thể bắt nguồn từ rừng nhiệt đới Amazon, nhất là khi nạn phá rừng tràn lan và sự phát triển của con người đang khiến chúng ta tiếp xúc với môi trường sống của động vật và các ổ dịch bệnh tiềm tàng.

Kỳ lạ loài tò vò 'bắt hồn nhện' trong rừng rậm Amazon / Khám phá loài cá vùng Amazon có khả năng chống lại được răng cá ăn thịt Piranha

Rừng Amazon đang bị chặt phá với tốc độ đáng báo động. Ảnh:  Bloomberg
Rừng Amazon đang bị chặt phá với tốc độ đáng báo động. Ảnh: Bloomberg

“Rừng nhiệt đới Amazon là một kho chứa virus khổng lồ. Nó lưu giữ nhiều chủng virus corona nhất thế giới, bao gồm cảm lạnh thông thường, SARS, MERS và Covid-19. Đây là lý do chúng ta không nên khai thác rừng Amazon bất hợp lý như hiện nay”, David Lapola, nhà sinh thái học tại Đại học Campinas (Brazil), nhận định.

Theo ước tính, ít nhất 60% trong số 335 căn bệnh xuất hiện từ năm 1960 đến 2004 có nguồn gốc từ động vật, trong đó phải kể đến Ebola, SARS, Covid-19.

Động vật linh trưởng là nguồn lây nhiễm virus phổ biến nhất đối với con người do chúng có mối quan hệ gần gũi về mặt tiến hóa. Trong khi đó, dơi cũng được biết đến là vật chủ của các loại virus gây bệnh.

Lý do và cách thức những mầm bệnh này lây nhiễm từ động vật sang người vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Nhưng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B vào tháng 4/2020, việc con người phá vỡ trạng thái cân bằng môi trường có thể làm tăng mạnh nguy cơ lan truyền virus.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm