Rùng mình khi đi qua những cung đường tử thần nguy hiểm nhất thế giới
Chiêm ngưỡng con đường đạp xe xuyên qua hồ nước tuyệt đẹp ở Bỉ / Những con đường chính dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 2
Dưới đây là 10 con đường nguy hiểm bậc nhất trên thế giới.
10. Đèo Rohtang, Ấn ĐộĐèo Rohtang nằm ở độ cao 4 km so với mực nước biển và cũng là một trong số những con đường cao nhất trên thế giới. Nó nằm ở phần đông rặng Pir Panjal thuộc dãy Himalayas, nối thung lũng Kullu với thung lũng Lahaul và Spiti ở Himachal, Pradesh. Đường quanh co khúc khuỷu, nhiều dốc đứng hẻm núi hoang vu. Chạy xe trên con đường này không hề dễ dàng, do đó lái xe phải điều khiển phương tiện chậm rãi và hết sức cẩn trọng tại các khúc cua.
9. Đường Transfagarasanul, Romania
Nằm ở độ cao 2.040m so với mực nước biển, Transfagarasanul ở Romania - là con đường cao thứ hai ở châu Âu. Đường Transfagarasanul nổi bật hơn các con đường khác ở chỗ nó xuyên qua dãy Carpathian, một trong những dãy núi cao nhất, rộng nhất và hiểm trở nhất ở Đông Âu. Đây cũng là khu vực có các lâu đài cổ gắn liền với truyền thuyết về ma cà rồng. Một vài lâu đài đã từng được dùng làm nhà tù khi chế độ cộng sản còn tồn tại ở Romania.
8. Đường Fairy Meadows, Pakistan
Đường Fairy Meadows, Pakistan do dân địa phương xây dựng. Việc thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ khiến con đường không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cũng như sự thống nhất trong cấu trúc công trình. Với chiều dài 10km, đường Fairy Meadows dẫn đến một trong những đỉnh núi cao nhất trên thế giới - đỉnh Nanga Parbat. Nó cũng chạy qua cây cầu Raikot Bridge bắc ngang sông Ấn. Càng lên cao, tầm nhìn trở nên tốt hơn nhưng nguy hiểm cũng tăng thêm, có thể có đá rơi bất cứ lúc nào. Một điều bất tiện nữa là nó chỉ có một làn duy nhất và không có lề đường để lái xe có chỗ dừng xe nghỉ ngơi.
7. Đường đèo Los Caracoles qua Chile và Argentina
Đèo Los Caracoles nằm giữa Chile và Argentina, xuyên qua dãy Andes. Đèo dốc với rất nhiều khúc cua chữ chi hẹp. Hai bên đường không hề có rào chắn bảo vệ. Thêm nữa, đây là khu vực quanh năm có băng tuyết, khiến cho con đường trở nên trơn trượt rất nguy hiểm. Xe tải và xe khách thường xuyên qua lại trên con đường này. Dù nổi tiếng là nguy hiểm, song tỉ lệ tai nạn giao thông và thương vong xảy ra trên đường không lớn, bởi việc sửa chữa, bảo trì được thực hiện tốt qua nhiều năm.
6. Đường đèo Stelvio, Italy
Đường đèo Stelvio nằm ở khu vực dãy Alps (An-pơ), nối liền Valtellina với Merano và phần trên của thung lũng Adige. Đèo nằm gần với Bormio và Sulden, cách Bolzano gần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ khoảng 75km. Với độ cao 2.757m so với mực nước biển, đường đèo Stelvio được coi là con đường nhựa cao thứ hai qua dãy Alps, chỉ xếp sau đường Col de I'lseram với độ cao 2.770m. Nếu chỉ xét ở phần đông dãy Alps thì Stelvio là con đường cao nhất.
Đường có tới 48 khúc cua, là một trong số những con đường có nhiều khúc cua liên tục nhất trong vùng. Con đường nguy hiểm hơn nếu đi từ phía Prato hơn là phía Bormio. Stelvio được xem là một kỳ công về kỹ thuật xây dựng chính bởi những đoạn đường quanh co, uốn khúc như vậy. Từ đỉnh đèo có thể quan sát quang cảnh tuyệt đẹp của vùng Ortier, cũng như sông băng ở Trafoi và các đỉnh núi quanh thung lũng Zillertal trên dãy Alps.
5. Đường cao tốc Halsema, Philippines
Đường cao tốc Halsema, còn được biết đến với tên gọi Baguio-Bontoc, chạy qua thung lũng Central Cordillera ở Philippines. Ở điểm khởi đầu con đường khá thuận lợi, song nó nhanh chóng trở nên đầy bụi bặm chỉ sau vài cây số. Ở đây thường xuyên có đá lở, bùn lầy và các lái xe khách bất cẩn đã khiến tình trạng con đường ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tai nạn và thương vong xảy ra thường xuyên, bằng chứng là đã có không ít những vụ lật xe khách dọc đường.
Phần lớn con đường thiếu rào chắn bảo vệ, một điều cực kỳ nguy hiểm khi một bên đường là vực thẳm sâu tới 1000 ft (khoảng 305 m). Chính vì nguy hiểm như vậy nên xe cộ không được phép qua lại trên đường vào mùa mưa.
4. Đường cao tốc hữu nghị Trung Quốc-Nepal
Con đường này đi từ vùng Tây Tạng tới Nepal và được quản lý khá tốt từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên đường cũng có một vài đoạn dốc và khúc cua. Dọc theo con đường dài 1.000 km này có 7 đoạn đèo với độ cao ít nhất là 3.500 m, trong số này có một đoạn cao tới 5.000m.
3. Đường hầm Guoliang, Trung Quốc
Người dân địa phương đã xây dựng đường hầm Guoliang, Trung Quốc. Con đường chỉ dài 1.200m, rộng 4m và cao 5m. Khánh thành vào năm 1977, đường hầm được thiết kế với 30 "cửa sổ" đủ hình dạng, kích cỡ. Đường nguy hiểm không chỉ bởi vực thẳm phía dưới mà còn bởi nguy cơ đá rơi từ đỉnh núi ở trên cao luôn rình rập.
2. Đường Yakutsk, Nga
Đường Yakutsk ở Nga là con đường duy nhất dẫn đến thị trấn cùng tên Yakutsk. Hàng loạt vấn đề xảy ra trên đường mỗi khi mưa gió vì khi đó con đường trở nên vô cùng lầy lội và không thể di chuyển được. Xe kéo thậm chí có thể bị lún sâu trong bùn gây ra tắc nghẽn giao thông tới 100km. Trong những trường hợp tệ nhất, chính phủ phải sử dụng máy bay để cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho Yakutsk trong khi chờ đợi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết.
1. Đường Bắc Yungas, Bolivia
Đường Bắc Yungas ở Bolivia là con đường nguy hiểm bậc nhất với lái xe. Nó có chiều dài 70 km, bắt đầu từ thủ phủ của La Paz tới Coroico và có một vài khúc cua hẹp.
Cứ hai tuần lại có ít nhất 1 tai nạn xảy ra trên con đường này. Khoảng 200 người đã thiệt mạng mỗi năm trong các vụ tại nạn nghiêm trọng.
Tầm nhìn hạn chế do sương mù. Mưa xuống cũng khiến đường trở nên trơn trượt. Tuy nhiên người dân vẫn phải qua lại bất chấp thời tiết xấu vì đây là con đường duy nhất trong vùng.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh