Vào những ngày mưa bão, nếu bước vào thành phố Quỷ sẽ có cảm giác xuống địa ngục với đủ loại tiếng gào rú, khóc lóc.
Ngộ nghĩnh tình bạn giữa hải tượng và chim cánh cụt /
Rùng mình khỉ Châu Phi chuyển từ “ăn chay” qua... ăn dơi sống
Những bức tường sụp đổ, những trụ đá đứt đoạn quanh co ngoắt ngoéo sâu hun hút khiến Thành phố Quỷ giống mê cung không có lối thoát. Ngoài ra, những bia đá, phòng ốc, lô cốt màu nâu của đất biến nơi đây càng trở nên thần bí khó dò. Bên trong vách đá là những con đường nhỏ nhấp nhô, quanh co uốn lượn. Vào những ngày đẹp trời, gió nhẹ mây tan, ai đứng trong này đều có cảm giác như đang nghe một bản nhạc du dương, êm tai.
Tuy nhiên, vào những hôm gió xoáy, đất đá mịt mù, khúc nhạc du dương sẽ trở nên đáng sợ, nghe giống những tiếng gào khóc của trẻ sơ sinh, tiếng gầm rú của dã thú, tiếng cười đùa của phụ nữ... Gió càng to, mây đen phủ kín bầu trời, tiếng than khóc càng lan rộng ra bốn bề như tiếng vọng từ quỷ môn quan, khiến người lỡ lạc chân vào đều tự hỏi có phải đang ở trong địa ngục?
Không ít người đã nghiên cứu và tìm cách lý giải cho sự khủng khiếp của thành phố quỷ này. Hơn 100 triệu năm trước đây, thành phố Quỷ vốn là một hồ nước ngọt lớn, nhưng do sự di chuyển của các đại lục, sông hồ hóa đất liền. Do đó, có thể nói thành phần tạo nên thành phố Quỷ đều là đá trầm tích xưa. Trải qua thời gian, các lớp đá này ngày càng dày lên, nhưng cũng do tác động của thời gian và khí hậu, nó bị bào mòn và mang nhiều hình dáng khác nhau.
Khi gặp bão cát sa mạc, sức gió tại thành phố Quỷ lên tới cấp 11-12, dễ dàng hất tung mọi đất đá và cả lớp trầm tích bám trên bề mặt các vách đá. Người ta gọi đây là sự trừng phạt của thiên nhiên, biến thành phố Quỷ trở thành cấm địa. Hãy cẩn thận khi bước chân vào đây nếu bạn không muốn lạc trong mê cung không lối thoát.
Dù vậy, nơi đây vẫn thu hút không ít khách du lịch yêu thích tham quan sẵn sàng trải nghiệm sự đáng sợ.
Theo Bạch Ngân/Em đẹp