Khám phá

Sàn gạch ở Tử Cấm Thành rạn nứt hé lộ bí mật gây ngạc nhiên

Để phục vụ cho việc tu sửa, các chuyên gia đã cạy, lật những tấm gạch lát sàn lên. Nhưng cũng nhờ đó, một bí mật chôn vùi suốt thời gian dài đã dần được hé lộ.

3 chữ khiến Hòa Thân tưởng 'kim bài miễn tử' không ngờ lại là 'quả đắng' lấy mạng / Bị Võ Tắc Thiên ép phải chết, Thái tử nhà Đường để lại 3 câu thơ, giải mã nghi án ngàn năm

Tử Cấm Thành được biết đến là nơi bàn việc triều chính của vua và quần thần thời Trung Hoa xưa. Đây cũng là nơi ở của Hoàng đế và hàng ngàn hậu cung, giai lệ.

tracking

Ngày nay, Tử Cấm Thành trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Có bề dày lịch sử cả ngàn năm, Tử Cấm Thành dĩ nhiên là nơi chứa đựng vô vàn những bí mật bất ngờ đến hậu thế thời nay vẫn chưa khám phá hết. Trong số đó, bí mật ẩn chứa đằng sau những viên gạch lát sàn ở Tử Cấm Thành cũng đã vô tình được hé lộ.

>> Xem thêm: Thái giám duy nhất được suy tôn làm hoàng đế Trung Hoa: Là 'ông' của Tào Tháo?

Sàn gạch ở Tử Cấm Thành rạn nứt hé lộ bí mật gây ngạc nhiên Ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo trang Sohu, trong một lần khi đang kiểm tra Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng của một vài viên gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa. Dĩ nhiên, công trình sẽ được nhanh chóng bảo trì. Và để phục vụ cho việc tu sửa, các chuyên gia đã cạy, lật những tấm gạch lát sàn lên. Nhưng cũng nhờ đó, một bí mật chôn vùi suốt thời gian dài đã dần được hé lộ.

>> Xem thêm: Vén màn loạt hiện tượng kỳ quái trong Tử Cấm Thành, ai nghe xong cũng bị ‘rợn tóc gáy’

tracking

Theo đó, sau khi lật lớp gạch bên trên, các chuyên gia phát hiện ngay bên dưới lại có thêm một lớp gạch khác y hệt. Đáng chú ý là tiếp tục lật lớp gạch ấy lên thì lại có thêm một lớp nền khác giống hệt như vậy xuất hiện. Cứ thế, có đến tổng cộng 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau, xếp đều tăm tắp dưới sàn Tử Cấm Thành.

 

Vậy tại sao phải lát tới 15 tầng gạch chồng lên nhau như vậy? Bí ẩn đằng sau những tầng gạch này là gì? đã khiến các chuyên gia ráo riết tìm kiếm câu trả lời.

>> Xem thêm: Lăng mộ mẹ vua Khải Định ẩn chứa bí mật phong thủy trăm năm, đẹp bậc nhất nhưng lại bị lãng quên

Sàn gạch ở Tử Cấm Thành rạn nứt hé lộ bí mật gây ngạc nhiên Ảnh 2
Ảnh minh họa

Qua quá trình tra cứu ghi chép từ sử sách cũng như nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia đã phát hiện ra mục đích của 15 tầng gạch này là nhằm bảo vệ sự an toàn cho hoàng thất và an nguy của bậc Đế Vương.

Đại điện là nơi diễn ra nhiều lễ nghi lớn và hết sức quan trọng thời bấy giờ. Người xưa lại vô cùng coi trọng các sự kiện này, do đó những nơi này không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào.

>> Xem thêm: Tại sao Tử Cấm Thành lại đầy quạ vào lúc nửa đêm?

 

Sàn gạch ở Tử Cấm Thành rạn nứt hé lộ bí mật gây ngạc nhiên Ảnh 3
Ảnh minh họa

Dù những bức tường của Tử Cấm Thành được thiết kế cao ngất, bao bọc xung quanh cung điện để tránh thích khách đột nhập. Song Hoàng đế vẫn không yên tâm, luôn lo sợ sẽ có kẻ xấu đào hầm, chui lên từ lòng đất để đột nhập vào cung.

Với tư tưởng "nội bất xuất, ngoại bất nhập", vậy nên khi xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế nhà Minh đã yêu cầu thợ thủ công lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để không cho kẻ xấu nào có thể xâm phạm.

>> Xem thêm: Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính

Về thiết kế những viên gạch này cũng rất tinh xảo. Mỗi viên gạch mất tới 720 ngày chế tác với nhiều công đoạn phức tạp mới cho ra thành phẩm ưng ý nhất. Ngoài ra, không chỉ đẹp và tinh xảo, gạch lát nền này còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, đông ấm hạ mát, giúp những sống trong cung luôn cảm thấy thoải mái nhất.

Do liên quan đến việc an nguy của Hoàng thất, bí mật về thiết kế nền gạch tuyệt đối không được hé lộ, hay nói cách khác là phải bị chôn vùi mãi mãi. Chính vì thế, ngay sau khi Tử Cấm Thành được xây dựng xong, những người thợ thủ công lát sàn đều bị thủ tiêu hết, không một ai sống sót. Điều đấy cho thấy sự lạnh lùng, tàn nhẫn của đế vương thời xưa.

 

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm