Khám phá

Sao Thổ tạo "cơn địa chấn" vũ trụ: Số mặt trăng tăng gần gấp đôi sau phát hiện chấn động

DNVN - Trong một bước tiến lớn của ngành thiên văn học, hành tinh khổng lồ Sao Thổ vừa được xác nhận sở hữu thêm 128 mặt trăng mới, nâng tổng số vệ tinh tự nhiên lên tới 274, gần gấp đôi con số cũ và bỏ xa đối thủ truyền thống là Sao Mộc vốn hiện có "chỉ" 95 mặt trăng.

CLIP: Đang nằm nghỉ ngơi, chó nhà bị báo hoa mai tập kích bất ngờ và cái kết / CLIP: Đi nhầm vào lãnh thổ của đàn rái cá, cá sấu bị kẻ thù cắn chết

Theo trang Science Alert, đây là kết quả từ công trình nghiên cứu công phu của một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi nhà thiên văn Edward Ashton từ Viện Hàn lâm Sincia (Đài Loan, Trung Quốc). Nhóm đã kiên trì theo dõi khu vực không gian quanh Sao Thổ trong suốt 3 tháng liên tiếp để xác thực những dấu hiệu mờ nhạt từng bị nghi ngờ là các vệ tinh tiềm năng.
Sao Thổ dưới góc nhìn từ một trong các mặt trăng nổi tiếng nhất của nó - "mặt trăng sự sống" Enceladus - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Sao Thổ dưới góc nhìn từ một trong các mặt trăng nổi tiếng nhất của nó - "mặt trăng sự sống" Enceladus - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Kết quả vượt ngoài mong đợi: 128 mặt trăng chưa từng được biết đến đã dần hiện hình trước ống kính các kính viễn vọng hiện đại.
Không giống như Mặt Trăng tròn trịa và quen thuộc của Trái Đất, các vệ tinh mới của Sao Thổ có hình dạng khá thô sơ méo mó như những củ khoai tây bay trong vũ trụ. Phần lớn chúng chỉ rộng vài km, nhỏ bé và khiêm tốn nếu so với các "ông lớn" khác trong Hệ Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những mặt trăng này có thể là hậu duệ của một nhóm vật thể lớn hơn, bị lực hấp dẫn của Sao Thổ bắt giữ từ thuở sơ khai của Hệ Mặt Trời. Trải qua hàng loạt vụ va chạm dữ dội, chúng đã bị phá vỡ và chia tách thành hàng trăm mảnh nhỏ, tạo nên khung cảnh vệ tinh phong phú ngày nay.
Đặc biệt, một số vệ tinh trong nhóm mới phát hiện được cho là "mặt trăng non", hình thành từ một vụ va chạm tương đối gần đây chỉ khoảng 100 triệu năm trước. Dù con số đó nghe có vẻ "cổ xưa", nhưng trong khung thời gian hàng tỷ năm của vũ trụ, đó thực sự chỉ như một cái chớp mắt.
Nhiều vệ tinh mới thuộc về Nhóm Norse tập hợp các mặt trăng có quỹ đạo lạ thường: quay ngược chiều với vòng quay của Sao Thổ, ở các góc nghiêng kỳ dị và theo đường elip méo mó. Chúng nằm ngoài vành đai chính của hành tinh, càng làm tăng thêm vẻ bí ẩn và hấp dẫn của hệ thống vệ tinh khổng lồ này.
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm