Sau khi chết, số máu còn lại trong cơ thể sẽ chảy đi đâu? Nghe lời giải đáp của chuyên gia, đảm bảo bạn sẽ kinh ngạc
Kẻ săn mồi hoàn toàn bị đánh lừa trước loài rắn có cách tự vệ tinh quái: Lẽ lưỡi, hộc máu giả chết / Dùng cái chết để đối phó với chuyện vợ ly hôn, người đàn ông vẫn nhận thất bại thảm hại, 4 chữ cuối cùng gửi vợ cũ vừa kỳ lạ vừa ích kỷ đến tận cùng!
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể sau khi mình qua đời hay không?
"Sinh, lão, bệnh, tử" là một vòng tuần hoàn trong cuộc sống, chẳng thứ gì có thể tránh khỏi. Cái chết đối với nhiều người có thể là chủ đề kiêng kỵ, thậm chí là khó nói vì nó thường gợi nên cảm giác sợ hãi. Nhưng theo khoa học thì nó là một lẽ đương nhiên, một chuyện rồi sẽ phải xảy ra.
Chết là việc mà ai rồi cũng sẽ trải qua, càng hiểu sâu về nó bạn sẽ càng tôn trọng hơn những người đã khuất.
Vậy bạn có bao giờ thắc mắc sau khi chết cơ thể chúng ta sẽ biến đổi thế nào không? Đặc biệt là số máu còn sót lại trong cơ thể thì sao, nó chảy đi đâu và thay đổi thế nào?
Sau khi chết, máu sẽ chảy về đâu?Thời gian tử vong của mỗi người bắt đầu từ lúc tráitim ngừng đập. Lúc này hầu như các bộ phận còn lại đều ngưng hoạt động.
Khi tim không còn đập, máu cũng không được truyền đi khắp cơ thể nữa, tuần hoàn máu vì thế cũng ngừng lại và khiến cơ thể lạnh dần. Máu lúc này sẽ ở trạng thái tĩnh và dần dần đông lại, từ đó da người sẽ biến thành màu vàng sáp.
Vì lúc này máu không thể lưu thông nữa, chúng sẽ lắng xuống phần thấp nhất trong cơ thể chúng ta do trọng lực. Những vùng cơ thể ấy, thường là lưng, sẽ chuyển sang màu tím tái hoặc hệt như rượu vang đỏ.
Lúc chết, cơ thể ta thường nằm ngửa nên máu thường sẽ dồn xuống phần lưng là chủ yếu.
Theo tờMirrorcho hay, số máu còn lại trong cơ thể thường chảy đến 3 nơi sau khi chết:Một là chảy đến các cơ quan nội tạng, hai là trở thành mảng bám trong người và cuối cùng là bị vi khuẩn "ăn thịt".
Khi chúng ta còn sống, cơ thể sẽ dùng chức năng khử trùng để loại bỏ vi khuẩn có hại. Nhưng một khi đã "nhắm mắt xuôi tay" thì chức năng này cũng không còn, vi khuẩn sẽ mặc sức hoành hành và dùng máu làm nguồn thức ăn hàng ngày.
Vậy còn các xác ướp Ai Cập cổ đại, vì sao chúng vẫn còn tồn vẹn qua hàng trăm năm mà không bị hư tổn? Theo lý giải của các nhà khoa học, môi trường tại Ai Cập rất khô hạn và chỉ toàn sa mạc khiến cho lượng nước trong cơ thể bốc hơi rất nhanh, kể cả máu. Lúc này, cơ thể đã bị mất nước hoàn toàn nên vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và gây phân hủy, giúp xác ướp mãi nguyên vẹn trong hầm mộ.
Sau khi đọc hết, bạn ắt hẳn đã giải đáp được phần nào câu hỏi máu trong cơ thể đã biến đi đâu sau khi chết. Và đây hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên. Cơ thể chúng ta thực sự đã được "thiết kế" để ra đi vào một lúc nào đó, theo một cách bí ẩn đã được "lập trình" sẵn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'