Sau khi lật đổ nhà Minh, Thanh triều kế thừa lại chế độ và rất khát khao kiểm soát dư luận, vậy tại sao không gây dựng lại tổ chức Cẩm y vệ?
Vị Hoàng hậu "đoản mệnh" nhất triều nhà Thanh: Tình nồng ý đượm với Hoàng đế Khang Hi, được sách lập làm Hoàng hậu chưa đến 1 ngày đã mất / Chân dung "đệ nhất mỹ nhân" cuối triều đại nhà Thanh bị Từ Hi Thái hậu "cầm tù" trong cung cấm, không cho phép sống cùng chồng
Cẩm y vệ là tổ chức được Hoàng đế khai quốc nhà Minh là Chu Nguyên Chương sáng lập nên, nhiệm vụ chính của tổ chức này là điều tra tình báo, tìm và bắt giữ người, là cơ quan đặc biệt trực thuộc quyền quản lí của Hoàng đế.
Cùng với án thảm sát các vị công thần khai quốc và sự thống trị của Chu Nguyên Chương ngày một được củng cố vững chắc, Cẩm y vệ cũng dần bị bãi bỏ.
Nhưng sau khi Chu Đệ soán ngôi thành công, để phòng ngừa "dư đảng Kiến Văn" gây rắc rối về sau, ông đã lần nữa lập lại tổ chức Cẩm y vệ, trải qua sự kế tục và phát triển của các đời Hoàng đế, Cẩm y vệ đã trở thành một nét đặc trưng chính trị của vương triều nhà Minh.
Về cơ bản, nhà Thanh thừa kế chế độ của nhà Minh, nhiều cơ quan, chức vụ vẫn được giữ nguyên giống như thời nhà Minh, nhưng lại không có tổ chức Cẩm y vệ, chẳng lẽ Hoàng đế nhà Thanh không cần đến tổ chức đặc thù như họ? Câu trả lời dĩ nhiên là không.
Nhà Thanh cũng có tổ chức tương tự Cẩm y vệ
Chính quyền Mãn Thanh đến từ ngoại bang, khát khao kiểm soát dư luận và thăm dò thông tin của những người cầm quyền còn cao hơn nhà Minh rất nhiều, nhưng danh tiếng của Cẩm y vệ quá cao, nếu cứ thế kế thừa mà không thay đổi gì chắc chắn sẽ tạo nên ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.
Thế nên, Hoàng đế nhà Thanh đã áp dụng nhiều cách khác nhau để tạo nên được mô hình hiệu quả như Cẩm y vệ, trong đó chủ yếu bao gồm chế độ mật tấu và thành lập Niêm Can Xứ.
Chế độ mật tấu là để chỉ việc quan lại địa phương thông qua thượng tấu tấu sách, báo cáo trực tiếp với Hoàng đế những tin tức tình báo bí mật, bao gồm quan lại tham ô, các hành vi vi phạm pháp luật cùng xu hướng dư luận của dân chúng, đây vừa là cách để quan lại giám sát lẫn nhau, vừa là cách để Hoàng đế nắm được tình hình bên dưới, giúp củng cố hoàng quyền.
Chế độ mật tấu ra đời vào năm Thuận Trị, những năm cuối đời Hoàng đế Khang Hi rất ưu phiền vì chuyện các hoàng tử câu kết bè phái, tư lợi các nhân, tranh giành trữ vị, thêm đó quan lại hủ bại, tham quan hoành hành, vì để củng cố thêm quyền lực Hoàng gia, Khang Hi đế yêu cầu các vị quan khi dâng tấu thỉnh an phải viết thêm những chuyện bí mật mà mình biết được vào cùng.
Tuy vậy, những người có đủ tư cách để dâng tấu mật tấu với Hoàng đế Khang Hi cũng không quá nhiều, hơn thế, địa vị của những người này cũng không phải quá cao, hầu hết đều là người từng là người hầu ngày trước của Hoàng đế.
Nhà Thanh có một "chức quan đặc biệt" rất nổi tiếng được lập ra vào thời vua Khang Hi, đó chính là chức vụ "Giang Ninh chức tạo" rất nổi tiếng.
Từ thời nhà Minh chức vụ này đã là vị trí vô cùng quan trọng, một mặt phụ trách việc giám sát, đôn đốc nghề dệt may trong khu vực, một mặt phụ trách việc thu thập tin tức tình báo cho Hoàng đế, là một vị trí vô cùng đặc biệt, vào thời nhà Thanh, người có thể được đảm nhận vị trí này, chắc chắn là tâm phúc được Hoàng đế vô cùng tin tưởng.
Đến thời của Ung Chính, trong ngoài triều đình đều xuất hiện rất nhiều mầm họa, đặc biệt là chính bản thân Ung Chính cũng có rất nhiều bí mật, tạo cơ hội cho những kẻ có tâm địa xấu xa tung tin đồn thất thiệt.
Nhằm củng cố quyền lực hơn nữa, Hoàng đế Ung Chính không chỉ tiếp tục áp dụng chế độ mật tấu, mà còn thiết lập ra các quy định nghiêm ngặt hơn, bao gồm kích thước của giấy, kích thước và màu sắc của tráp đựng đều có quy định cụ thể, Ung Chính Hoàng đế còn đặc biệt nhấn mạnh một điều:
Người viết mật tấu sau khi được phê hồng, thì trong thời gian quy định bắt buộc phải nộp bản tấu gốc về cho triều đình, đồng thời không được lưu giữ bản sao chép. Đây cũng là điểm khác biệt so với các mật tấu thông thường.
Ung Chính còn nới lỏng hạn chế của việc mật tấu, cho phép đại đa số các đốc phủ địa phương có quyền mật tấu trực tiếp lên Hoàng thượng, không chỉ hạn chế ở thân tín của Hoàng đế hay các quan viên trong Nội vụ phủ.
Dưới sự ngầm cho phép của Hoàng đế Ung Chính, việc các quan viên trong triều tố cáo lẫn nhau trở nên phổ biến, có người chỉ mới phạm chút sai lầm, đã ngay lập tức bị truyền đến tai Hoàng đế, cũng chính nhờ điều này nên trong thời gian Ung Chính trị vì, triều đình nhà Thanh tương đối rõ ràng, minh bạch.
Đến khi Càn Long kế vị, tuy bên ngoài ông phủ định chế độ mật tấu, nhưng trên thực tế Càn Long không hoàn toàn bãi bỏ nó mà vẫn dựa vào nó để nắm bắt tình hình bên dưới.
Ngoài chế độ mật tấu, nhà Thanh còn lập nên một tổ chức đặc thù, có tên là Niêm Can Xứ.
Ngay từ khi còn là hoàng tử, Ung Chính đã phát triển và mở rộng tổ chức này, cơ quan đầu não được đặt tại Ung Chính phủ, sau này là Ung Hòa cung.
Bề ngoài, nhiệm vụ chính của Niêm Can Xứ là khi Hoàng đế đi tuần thì sẽ đảm đương các công việc hậu cần. Nhưng trên thực tế, các thành viên trong tổ chức này đều là người có thân thủ linh hoạt, hoạt bát hơn người, chuyên đảm nhận việc thu thập tin tức tình báo.
Sau khi lên ngôi, Ung Chính chuyển vào Tử Cấm Thành, ông đã thiết lập một tổ chức đặc thù trong ngự hoa viên, những người này bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện mệnh lệnh của Hoàng đế.
Sau khi Càn Long kế vị, Niêm Can Xứ tiếp tục tồn tại, nhưng sau khi Gia Khánh đế tru sát Hòa Thân, tổ chức này dần bị bãi bỏ, đến nay cũng không còn tìm thấy bất kỳ dấu tích nào của tổ chức này năm ấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách