Sau khi Ngao Bái qua đời, Khang Hi đã đối xử với vợ con ông như thế nào? Sẽ không ai tin điều đó!
Địch Nhân Kiệt thuyết phục Võ Tắc Thiên từ bỏ 'nam sủng', nữ đế cho xem 2 thứ kỳ lạ, tể tướng bái phục / Chơi ngông như Hòa Thân: Ngày nào cũng uống "báu vật" mà Từ Hi nửa tháng mới dám dùng một lần
Ngao Bái (1610 - 1669) là một viên mãnh tướng người Mãn Châu, và là một trong 4 Đại thần nhiếp chính dưới thời Khang Hi Hoàng đế của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Cha của Ngao Bái là Vệ Tề, người em trai thứ 9 của công thần khai quốc của Hậu Kim là Tín Dũng Trực Nghĩa công Phí Anh Đông, xuất thân từ gia tộc Qua Nhĩ Giai thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Sinh ra trong một gia đình như vậy, Ngao Bái đã trải qua sự giáo dục rất khắt khe khi còn nhỏ. Ông bắt đầu học bắn cung trên lưng ngựa ngay từ khi còn bé, thông thạo nhiều loại võ thuật và nghiên cứu sâu sắc sách quân sự của người Mãn Châu.
Ảnh minh hoạ.
Khi còn trẻ, Ngao Bái theo Hoàng Thái Cực chinh chiến trên chiến trường, lập nhiều công lớn trong chiến trận, mở mang khai quốc, do đó nổi tiếng là một Ba Đồ Lỗ điển hình của văn hóa triều Thanh và còn được phong là "Đệ nhất chiến binh Mãn Châu”.
Mặc dù vậy, Ngao Bái đối với Hoàng Thái Cực vô cùng trung thành. Năm Hoàng Thái Cực băng hà, Đa Nhĩ Cổn lao vào cuộc tranh giành đế vị với Hào Cách - con trưởng của Hoàng Thái Cực. Ngao Bái đã quỳ gối trước linh vị của Hoàng Thái Cực thề sống chết bảo vệ Hào Cách, thậm chí dùng kiếm uy hiếp Đa Nhĩ Cổn khiến Đa Nhĩ Cổn không thể không chịu thua. Đến thời Thuận Trị Đế, ông giữ chức vụ Cửu môn Đề đốc kinh thành kiêm Kỳ chủ Chính Hồng Kỳ. Sau đó, Giản Thân vương Tế Độ làm phản bị bắt và phụ thân của Tế Độ là Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng vì bị liên lụy nên đã rút lui khỏi vị trí đứng đầu Nghị Chính, Thuận Trị Đế giao cho chức vụ đứng đầu Nghị Chính cho Ngao Bái.
Năm Thuận Trị thứ 18 (1661), Thuận Trị Đế băng hà, Hoàng tam tử Huyền Diệp được di mệnh kế vị, tức Khang Hi Đế. Tân Đế mới 8 tuổi lên ngôi, cần người phụ chính, do đó Ngao Bái cùng 3 vị đại thần khác là Sách Ni, Át Tất Long cùng Tô Khắc Tát Cáp đồng vị phụ chính.
Trong số 4 đại thần phụ chính, Sách Ni tuổi già lắm bệnh nên ngại việc, ít tham gia chính sự. Át Tất Long tính tình mềm mỏng, ngại va chạm, không muốn gây xung đột với người khác. Tô Khắc Tát Cáp vốn là người cũ phục vụ Nhiếp Chính vương Đa Nhĩ Cổn nên luôn bị kiêng dè. Vào lúc này, địa vị của Ngao Bái dần dần đứng đầu, áp chế các Phụ chính Đại thần khác. Sau khi Sách Ni và Tô Khắc Táp Cáp qua đời, không còn ai ngáng đường Ngao Bái vì vậy ông ta càng chuyên quyền.
Chính vì đã phò tá ba vị Hoàng đế mà không ai trong triều đình có thể sánh bằng sức mạnh của Ngao Bái. Ông dần trở nên kiêu ngạo và độc đoán, bắt đầu lợi dụng địa vị và quyền lực của mình để vơ vét của cải của nhân dân nhằm trục lợi cho bản thân. Kể cả sau khi Hoàng đế Khang Hi lên nắm quyền, Ngao Bái đã công khai chống lại và không chịu giao quyền lực trong tay cho người khác. Chính điều này đã làm dấy lên sự bất mãn của các quan đại thần và Hoàng đế, gây ra thảm họa chết chóc.
Một thế hệ quan chức quan trọng bị giam cầm trong tù và phải trả giá đắt
Ngao Bái quyền lực cuối cùng đã phải trả một cái giá đau đớn cho những ham muốn ích kỷ của bản thân. Do quyền lực quá lớn, Ngao Bái thao nắm quyền bính, kết bè kết cánh, vì vậy ở năm thứ 8 triều Khang Hi (1669), Ngao Bái đã bị bắt giữ và giam trong ngục.
Là một đại thần phò tá 3 đời vua, Ngao Bái nắm giữ mọi quyền lực trong triều. Hoàng đế Khang Hi đã làm thế nào để thu phục Ngao Bái?
Đầu tiên, Hoàng đế Khang Hi phái nhiều thân tín của Ngao Bái đi khắp mọi miền đất nước với lý do cần dùng binh. Trong khi điều chuyển người, Khang Hi Đế đã đưa quân của hoàng gia vào thay thế quân của Ngao Bái.
Thứ hai là Hoàng đế Khang Hi luôn giả vờ ham ăn chơi và ham mê sắc đẹp để Ngao Bái lơ là cảnh giác. Nhưng sau lưng thì lại bí mật chiêu mộ những người trẻ tuổi tập luyện võ nghệ, thực chất là để chuẩn bị cho kế hoạch trừ khử Ngao Bái.
Năm Khang Hi thứ 8 (1669), tháng 5, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi Đế ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Khang Hi Đế kể tội và cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết rồi giam Ngao Bái vào ngục và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh với ông ta.
Theo lý mà nói, Ngao Bái đã phạm rất nhiều tội ác, lũng đoạn triều chính, coi thường hoàng đế vì thế gia đình của ông ta khó tránh khỏi việc bị liên lụy. Tuy nhiên, trên thực tế, gia đình của Ngao Bái không bị liên lụy nhiều, và hoàng đế cũng không giết ông ta mà là do lâm bệnh chết trong ngục. Sau khi Ngao Bái qua đời, con rể của ông ta bị giáng chức, con trai ông ta được thả ra sau khi xét xử. Năm Khang Hi thứ 52 (1713), Khang Hi Đế vì nhìn nhận công tích của Ngao Bái, đem xá miễn, truy tặng Nhất đẳng Nam. Thời Ung Chính, truy tặng huy hiệu "Nhất đẳng Siêu Vũ công"; cho con cháu về thế tập truyền đời. Đến năm Càn Long thứ 40 (1780), Càn Long Đế vì luận công và tội của Ngao Bái, từng vu hại công thần, do vậy tước bỏ "Nhất đẳng Siêu Vũ công", chỉ giữ lại tước Nam cho Ngao Bái.
Hành động phong tước hiệu của các bậc đế vương thật đáng phải suy nghĩ. Với tội lớn như vậy, sao Ngao Bái lại không làm liên lụy đến gia đình? Ngay cả khi ông ta tham lam, vơ vét tiền bạc của nhân dân, trở thành mối đe dọa lớn cho triều đình thì những điều này cũng xảy ra sau khi Ngao Bái về già. Ngược lại, khi còn trẻ, ông đã có những chiến công lừng lẫy, chiến đấu anh dũng trên chiến trường để đem tới sự thịnh vượng của nhà Thanh như hiện tại. Suy cho cùng thì Ngao Bái cũng là một vị tướng trung thành.
Hoàng đế ghi nhớ công lao đóng góp của Ngao Bái trước đây cho đất nước và cũng vì tuổi cao sức yếu nên cũng không muốn "đuổi cùng giết tận" mà bỏ qua cho gia đình ông. Điều này cũng cho thấy sự nhân hậu và bao dung độ lượng của Hoàng đế Khang Hi.
Xét về những công lao mà Ngao Bái đã làm, những năm tháng tuổi già của ông ta lẽ ra phải được an nhàn, sung sướng. Nếu có thể trung thành với Hoàng đế thì danh vọng và tài sản của ông ta sẽ còn nhiều hơn rất nhiều. Nhưng thật đáng tiếc, Ngao bái đã bị quyền lực và những lợi ích cá nhân chi phối dẫn đến kết cục bị bắt và cái chết bi thảm trong tù. Tuy nhiên, Ngao Bái cũng rất may mắn. Bởi trong lịch sử, với những tội trạng mà Ngao Bái phạm phải, thường sẽ bị chu di cửu tộc nhưng ông ta chỉ bị nhốt trong tù còn gia tộc thì không bị liên lụy quá nhiều.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'