Địa danh Huế duy nhất được in trên tiền Việt Nam: ‘Nhỏ mà có võ’, là nơi quan trọng của triều đình
Ngôi chùa hàng trăm tuổi gắn liền với chiếc giếng thiêng ít người biết ở Huế / Ở Huế có một cánh rừng thuộc hệ cực quý hiếm còn sót lại ở Đông Nam Á
Có lẽ nếu ai là người Việt Nam cũng đều đã từng có dịp cầm qua tờ tiền 50.000 đồng, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi địa danh xuất hiện trên đó là ở đâu chưa?
Phu Văn Lâu và Nghênh Hương Đình là 2 công trình kiến trúc cổ kính nằm trên trục dọc của Kinh thành Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Hai công trình này được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn và là những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia.
Phu Văn Lâu
Phu Văn Lâu hay còn gọi là lầu Phu Văn nằm phía bên ngoài mặt tiền của thành Phú Xuân tức phường Phú Hòa, TP Huế hiện nay, cách Đại Nội Huế chỉ 700m. Phu Văn Lâu được xây dựng từ năm 1819 dưới thời vua Gia Long. Đây từng là nơi niêm yết, công bố những chiếu thư của vua thời Nguyễn, nơi đây còn là lầu danh dự của giới nho sinh, là nơi xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ dưới các triều nhà Nguyễn.
Phu Văn Lâu có kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh", gồm 3 gian 2 chái. Phần mái lợp ngói hoàng lưu ly, có hai tầng mái. Tầng mái trên được trang trí bằng những hình rồng, phượng và hoa sen. Tầng mái dưới được trang trí bằng những hình hoa văn mây trời.
Nghênh Lương Đình
Nghênh Lương Đình hay còn gọi là Nghinh Lương Đình có công trình tiền thân tên là Lương Tạ, nằm trong hành cung Hương Giang, được xây dựng trên bờ sông Hương, đối diện với Phu Văn Lâu. Công trình này được xây dựng vào năm 1852 dưới thời vua Tự Đức thứ 5.
Nghênh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình, gồm 1 gian 4 chái, phía trước và sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Các phần khung gỗ ở trên được chạm trổ rất công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng, 2 nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Nền Nghênh Lương Đình cao 90cm lát bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Do vậy xưa kia nơi này dùng để tiếp đón vua triều Nguyễn ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn sông Hương. Đây cũng là nơi diễn ra các buổi lễ hội, vui chơi giải trí của triều đình.
Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình là những công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm dấu ấn của thời nhà Nguyễn. Hai công trình này là minh chứng cho sự phát triển của kiến trúc và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ này. 2 công trình này còn là địa điểm duy nhất của Huế được in trên tiền Việt Nam. Những ai đã có dịp cầm đồng tiền 50.000 đồng thì hình được in trên đó chính là Nghênh Lương Đình và Phu Văn Lâu ở Thừa Thiên Huế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái