Sinh vật kỳ lạ có thể dễ dàng thoát khỏi hàm cá mập, bí mật nằm ở đâu?
Sinh vật mà cá mập cũng sợ tấn công tàu thuyền vì "đu trend"? / Khám phá loài sinh vật có kỹ năng săn mồi thành công tới 60%, vượt trội sư tử
Đó là cá mút đá (myxinidae). Đây có lẽ là một trong những loài động vật nhầy nhụa nhất trên Trái Đất.
Cá mút đá được coi là một trong những loài vật nhầy nhụa nhất hành tinh. Ảnh: Fishesofaustralia
Vào tháng 7/2017, sau khi một chiếc xe tải chở đầy cá mút đá bị lật, con đường cao tốc ở bang Oregon (Mỹ) trông nhầy nhụa và gây ra tắc nghẽn trong nhiều giờ đồng hồ. Khi bị kích động, loài cá này thường tạo ra chất nhầy để giúp chúng thoát khỏi kẻ thù. Đặc tính này của chúng đã khiến cho đoạn đường trở nên nhầy nhụa sau khi xảy ra va chạm.
Một chiếc xe và con đường trở nên nhầy nhụa vì chất nhầy từ cá mút đá sau khi xảy ra va chạm. Ảnh: Reuters
Nếu bị cá mập tấn công, có rất ít sinh vật có thể ứng phó. Thế nhưng, cá mút đá lại là một trong số ít đó. Vậy, loài cá này có vũ khí bí mật gì?
Theo đó, khi răng của cá mập nghiến xuống, cá mút đá không có xương để bị nghiền nát, thay vào đó chúng chỉ có sụn mềm dẻo. Ngoài ra, do da của cá mút đá dính liền với phần còn lại của cơ thể lỏng lẻo nên áp lực từ vết cắn khiến những cơ quan thiết yếu của nó trượt ra ngoài. Điều này giúp loài cá này tránh bị tổn thương.
Hơn nữa, cá mút đá cũng cố gắng xua đuổi cá mập bằng cách phun ra chất nhầy. Thực tế, sinh vật này có khoảng 100 tuyến chất nhầy nằm dọc theo mỗi bên cơ thể của nó.
Bên trong đó là tế bào chất nhầy và tế bào sợi. Những tế bào chất nhầy có chứa hàng trăm túi nhầy cô đặc. Trong khi đó, mỗi tế bào sợi chứa một sợi protein cuộn phức tạp.
Chất nhầy của cá mút đá có độ bền đáng kinh ngạc. Ảnh: Getty
Cá mút đá sẽ co các cơ xung quanh một số tuyến chất nhầy của nó và khiến các tế bào ép mọi thứ bên trong vào nước biển.
Tiếp đó, chỉ trong giây lát, các túi nhầy sẽ sưng lên và sau đó vỡ ra, khiến các sợi protein bị bung ra. Chúng cũng sẽ nở ra gấp 10.000 lần thể tích ban đầu. Điều này sẽ ngay lập tức giúp tạo ra hàng lít chất nhầy.
Chất nhầy của cá mút đá được gia cố bằng nhiều sợi protein siêu mịn và chắc như tơ nên vừa mềm vừa cực kỳ dai. Cá mút đá sẽ trú ngụ ở trong mang của cá mập cho đến khi cá mập mắc nghẹn và cố gắng loại bỏ chất nhầy. Đến lúc đó, chúng sẽ thoát ra ngoài.
Cá mút đá đã có cách để tự giải cứu mình nhưng lại mắc kẹt trong lớp chất nhầy của chính nó. Vậy, sinh vật này sẽ làm gì khi tự đẩy mình vào tình thế mắc kẹt trong chất nhầy?
Cụ thể, cá mút đá sẽ tự thắt nút cơ thể. Nó sẽ bắt đầu tư đuôi và trượt qua cơ thể. Bằng cách này, cá mút đá sẽ tự làm sạch chất nhầy của chính nó một cách hiệu quả.
Ngoài việc thành thạo kỹ thuật thắt nút và phun chất nhầy, cá mút đá còn là sinh vật có 4 trái tim nhỏ. Chúng có thể sống sót trong 36 giờ đồng hồ không có oxy mà không bị tổn thương.
Sinh vật này cũng giúp làm sạch đáy biển, đồng thời vận chuyển tuần hoàn các chất dinh dưỡng cần thiết dưới biển sâu.
Chất nhầy của cá mút đá có gì đặc biệt?Cá mút đá là loài vật chuyên ăn xác thối. Ảnh: Wired
Cá mút đá đã tồn tại trên Trái Đất gần 300 triệu năm. Trong suốt thời gian này, sinh vật này gần như không có thay đổi đáng kể nào. Thậm chí, ngay cả khi loài khủng long đã chết hàng loạt từ khoảng 60 triệu năm trước, thì cá mút đá ở dưới đáy đại dương vẫn còn sống sót cho tới ngày nay.
Cá mút đá có hàm và cũng không có xương. Chúng có một hộp sọ làm bằng sụn nhưng lại không có đốt sống.
Trên thực tế, ước tính có 76 loài cá mút đá đang sinh sống ở các vùng biển lạnh trên thế giới. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu tưới 1.700 m.
Cá mút đá trông giống như những con giun khổng lồ và chuyên ăn xác thối. Loài cá này có thể nhịn ăn hàng tháng trời. Bởi chúng có quá trình trao đổi chất chậm và có thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua da.
Chất nhầy của cá mút đá rất đặc biệt. Ảnh: Wired
Trong trường hợp gặp nguy hiểm, cá mút đá có thể tiết ra các sợi nhớt cực mảnh, thậm chí mỏng hơn 100 lần so với tóc người và mạnh hơn đến 10 lần so với sợi nylon. Tuy nhiên, chúng lại cực kỳ bền với các tính chất cơ học sánh ngang với sợi Kevlar, giúp loài vật này thoát khỏi những kẻ săn mồi.
Do chất nhầy của cá mút đá có độ bền chắc và tính linh hoạt nên các nhà khoa học rất quan tâm tới những ứng dụng tiềm năng của nó.
Chất nhầy của loài cá này đặc biệt đến mức con người đang cố gắng mô phỏng nó. Theo đó, hiện có rất nhiều thiết bị thể thao và thiết bị bảo hộ được làm từ sợi có nguồn gốc từ dầu mỏ không thể tái tạo. Những sợi này được mô phỏng theo những sợi protein có trong chất nhầy của cá mút đá. Đây có thể là một lựa chọn thay thế bền vững hơn nhiều.
Bên cạnh đó, chất nhầy của cá mút đá cũng đang được nghiên cứu trong lĩnh vực quân sự như một vũ khí phi sát thương. Loại vũ khí này có thể được sử dụng để ngăn tàu thuyền bằng cách cản trở chân vịt.
Các nhà nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm những phương pháp tạo chất nhầy nhân tạo, bởi việc chiết xuất chất này từ loài cá mút đá rất tốn kém.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?