Sinh vật nhỏ bé gây “xuất huyết” ở Nam Cực có thể hủy hoại Trái Đất bằng cách nào?
Đột phá: Có thể đang có sinh vật sống ở mặt trăng Sao Mộc Europa / Xác định "dấu hiệu hấp dẫn" của sinh vật sống ngoài hành tinh
Tuyết đỏ đã từng được mô tả trong một cuốn sách của một nhà sinh vật học người Hy Lạp từ hơn 2000 năm trước. Mãi tới gần đây, các nhà khoa học hiện đại mới giải thích được nguyên nhân của hiện tượng được gọi với cái tên là "tuyết dưa hấu".
Thủ phạm của những biến đổi bất thường là tảo đơn bào có kích thước chỉ 5-15 µm, Chlamydomonas nivalis. Không giống như hầu hết các họ hàng của nó, loài này có thể sống trong các điều kiện bất lợi như giá lạnh; nhiệt độ trên 4oC là điều kiện không thuận lợi và có thể khiến chúng chết.
![Sinh vật nhỏ bé gây “xuất huyết” ở Nam Cực có thể hủy hoại Trái Đất bằng cách nào? - Ảnh 1. Sinh vật nhỏ bé gây “xuất huyết” ở Nam Cực có thể hủy hoại Trái Đất bằng cách nào? - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2022/04/19/Sinh-vat-nho-be-gay-xuat-huyet-o-Nam-Cuc-co-the-huy-hoai-Trai-Dat-bang-cach-nao_1.jpg?format=webp)
"Mặt mũi" kẻ nhuộm đỏ băng tuyết vùng cực (Nguồn: Anna Junker Olesen)
Ngoài chất diệp lục có sắc tố xanh, chlamydomonas còn có astaxanthin - một loại carotenoid màu đỏ. Đây chính là nguyên nhân của màu đỏ hồng đặc trưng. Trong những đợt sương giá khắc nghiệt nhất, loài tảo này ở trạng thái nghỉ, chỉ khi nhiệt độ không khí tăng lên một chút, tảo bắt đầu sinh sôi.
Chính vì thế vào mùa hè, chúng sẽ bắt đầu quá trình sinh sản. Tảo nở hoa làm tối bề mặt băng, khiến băng phản chiếu ít ánh sáng Mặt trời hơn bình thường. Kết quả là, nhiều ánh sáng Mặt trời và nhiều nhiệt hơn có thể được hấp thụ, làm ấm khu vực xung quanh với tốc độ nhanh hơn.
Năm 2016, tạp chí Nature đã công bố một báo cáo được thực hiện trên 40 mẫu băng màu đỏ từ các sông băng ở Iceland, Na Uy, Greenland và Thụy Điển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kết luận khó tin. Băng tan nhanh hơn từ 5 đến 15 % khi có sự hiện diện của tảo chi Chlamydomonas hoặc các loại tảo tương tự. Đó không phải là tin tốt.
Tuyết tan có lợi cho các loài tảo phát triển, nhưng không tốt cho các sông băng đang tan chảy. Sự phát triển mạnh mẽ của loại tảo này sẽ là nguy cơ lớn của con người trong việc ngăn chặn băng tan hay nước biển dâng - một hiểm họa thiên nhiên có thể nhấn chìm tất cả những gì chúng ta đang gây dựng xuống nước biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Khám phá top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Bất ngờ với quán quân dài tới 55 mét!
![Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/15/a85thi-the.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Thi thể thiếu nữ 16 tuổi được đào lên đỉnh núi 550 năm vẫn nguyên vẹn sau khi chiếu tia X, chuyên gia sửng sốt