Khám phá

Sự thật về sinh vật rất nhỏ nhưng có khả năng của 'thuỷ quái': Thích nước tiểu người?

Sông Amazon là con sông dài nhất thế giới. Con sông này nổi tiếng với nhiều 'thủy quái' to lớn và nguy hiểm như cá sấu đen Caiman, lươn điện, trăn Nam Mỹ, cá ăn thịt Arapaima, cá Piranha bụng đỏ, cá Pacu.

Sea Pig, một trong những loài động vật kỳ lạ nhất dưới biển / 10 loài động vật có những khả năng đáng kinh ngạc

Tuy nhiên, có một loài cá vô cùng bé nhỏ nhưng mức độ nguy hiểm của nó lại không kém gì các 'thủy quái' trên. Loài cá được nhắc đến chính là cá Candiru (tên khoa học là Vandellia cirrhosa). Đây là một loài cá ký sinh sống ở lưu vực sông Amazon.

Loài cá này còn được mô tả là sinh vật 'rất nhỏ nhưng có khả năng của quỷ dữ' khi nhiều nhà thám hiểm hồi thế kỷ 19 được nghe thổ dân kể lại các câu chuyện về chúng như chui vào vùng kín đàn ông, phụ nữ tắm hay đi tiểu trên sông.

Sự thật về sinh vật rất nhỏ nhưng có khả năng của thuỷ quái: Thích nước tiểu người? - Ảnh 1.
Sự thật về sinh vật rất nhỏ nhưng có khả năng của thuỷ quái: Thích nước tiểu người? - Ảnh 2.
Sự thật về sinh vật rất nhỏ nhưng có khả năng của thuỷ quái: Thích nước tiểu người? - Ảnh 3.
Sự thật về sinh vật rất nhỏ nhưng có khả năng của thuỷ quái: Thích nước tiểu người? - Ảnh 4.

Cá Candiru.

Sự thật về cá Candiru

Cá Candiru có chiều dài thường không quá 40 cm. Một số loài thậm chí còn rất nhỏ (đủ để xâm nhập niệu đạo của con người). Chúng có đầu nhỏ và phận bụng phình to, cơ thể trong mờ có gai ngắn nên rất khó phát hiện, trừ khi chúng vừa hút máu con mồi.

Loài cá này được cho là nguy hiểm bởi thói quen hút máu con mồi và ký sinh trên mang của các loài cá Amazon lớn. Đáng sợ hơn chúng có thể chui vào niệu đạo của con người để hút máu và hóa chất amoniac. Điều này có thể gây xuất huyết trong cực kỳ nguy hiểm.

Mặc dù vậy, các nghiên cứu hiện đại lại cho rằng tai tiếng mà loài cá này bị gán cho chỉ là các tai nạn mà thôi. Thực tế có rất ít trường hợp được ghi nhận là do cá Candiru tấn công cũng như gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, năm 2011, nhà khoa học Stephen Spotte từ đại học Connecticut, Mỹ và cộng sự đã làm một thử nghiệm để kiểm tra liệu cá Candiru có bị thu hút bởi amoniac có trong nước tiểu người, kết quả là candiru dường như chẳng mấy hứng thú với hợp chất này.

Cho tới nay, mới chỉ có một trường hợp nam bệnh nhân sống tại Manaus, Brazil bị candiru chui vào trong niệu đạo (năm 1977). Bệnh nhân này sau đó đã được bác sĩ khoa niệu Anoar Samad phẫu thuật và lấy xác con cá ra.

 

Do đó, mặc dù có khả năng chui vào niệu đạo của con người nhưng có lẽ đó là các trường hợp vô tình và không có chủ đích của cá Candiru. Tai tiếng về loài cá này thực chất chỉ là lời đồn thổi và phóng đại mà thôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm