Số phận kỳ lạ của người phụ nữ cuối cùng của Càn Long, 13 tuổi đã phải hầu hạ ông già 88 tuổi
Bí ẩn đội quân đáng sợ nhất lịch sử Việt Nam, do danh tướng khai quốc công thần chỉ đạo / Bí ẩn 60 tấn huyết lợn Tử Cấm Thành dùng để ‘trừ tà’ mỗi năm, sự thật khiến cả thế giới ngã ngửa
Càn Long là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất lịch sử Trung Quốc. Năm 89 tuổi, Càn Long trút hơi thở cuối cùng, nhưng trước đó 1 năm ông vẫn nạp thêm thê thiếp mới. Người đó là một cô gái kém vị hoàng đến đến 75 tuổi, chỉ mới trải qua 13 mùa xuân.
Sử Trung Quốc chép rằng, bấy giờ Càn Long cũng hiểu mình đã già, không có ý định lập thê thiếp thêm nữa. Thế nhưng, con trai ông là Gia Khánh đã tặng cho cha một “món quà” khi ông bệnh nằm liệt giường, than thở buồn bã. “Món quà” đó là Tấn phi.
Tấn phi là cháu của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Sinh thời vị hoàng hậu này rất được Càn Long sủng ái. Biết cha thích phụ nữ tộc Sa Tế Phú Sát thị nên Gia Khánh tìm đủ cách đưa Tấn phi vào cung, mong cô sẽ làm ông vui.
Trong buổi tuyển tú, Tấn phi nhìn thấy hoàng thượng nhìn mình chăm chú thì đoán chắc đã lọt vào mắt xanh của ngài. Tấn phi bắt đầu nghĩ đến việc được làm Quý phi hoặc ít nhất cũng có danh hiệu cao quý. Nhưng nào ngờ cuối cùng Gia Khánh lại tặng Tấn phi cho Càn Long. Khoảng cách 75 tuổi quả thực rất ám ảnh cô gái trẻ này.
Càn Long nhìn thấy Tấn phi thì hưng phấn, đôi chân bỗng linh hoạt trở lại, có thể di chuyển. Khi rảnh rỗi, Thái Thượng Hoàng này lại đến tìm Tấn phi. Dẫu vậy, một ông già 88 tuổi liệu có thể làm gì? Càn Long lúc đó là “lực bất tòng tâm”.
1 năm sau Càn Long qua đời, Tấn phi bỗng thành góa phụ ở tuổi 14. Cô bị chuyển đến cung Thọ Khang. Đây là một viện dưỡng lão trong cung, nơi những người lớn tuổi ở. Tấn phi 14 tuổi phải sống trong môi trường đó làm sao chịu nổi.
Sự cô đơn bao quanh cô gái trẻ. Đến khi những người bà, người chị ít ỏi quen thân cũng lần lượt qua đời, Tấn phi một thân một mình trong cung Thọ Khang lạnh lẽo này. Có nguồn tin cho biết, Tấn phi sống vô hồn, không buồn trang điểm, không ăn mặc đẹp, chỉ hàng ngày ngồi bên cửa sổ khóc than cho số phận của mình.
Hơn 10 năm sau, Hoàng đế Đạo Quang lên ngôi, Tấn phi Phú Sát thị được ông đưa ra khỏi cung Thọ Khang, phong thành Hoàng tổ Tấn phi. Sở dĩ Đạo Quang làm vậy vì đối phương là vị phi tử duy nhất của ông nội còn sống.
Từ một cái bóng trong cung Thọ Khang, cuối cùng Tấn phi cũng được hưởng thụ cuộc sống quyền lực, có chức vị cao nhất trong hậu cung khi chỉ mới 30 tuổi. Dù vậy, bà vẫn rất lầm lì, hay lo lắng, thường ngơ ngác ngồi một chỗ.
Đến năm Đạo Quang thứ 2 (1822), Tấn phi qua đời khi chưa đầy 40 tuổi, được an táng vào Phi viên tẩm của Dụ lăng thuộc Thanh Đông lăng. Bà chính là người phi tần cuối cùng được an táng vào Dụ lăng, nằm ở hàng cuối cùng dãy thứ 5 trong Phi viên tẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?