Số phận thảm thương của ông hoàng yểu mạng năm 1 tuổi
Được ẵm lên ngôi hoàng đế khi mới 100 ngày tuổi, số phận của vị vua nhỏ này thảm thương khi bị cảm và qua đời khi chưa đầy 1 năm tuổi.
7 bức tranh hang động cổ nhất thế giới / Bí ẩn 8 lâu đài cổ nhất thế giới
Hán Thương Đế tên thật là Lưu Long. Ông là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Hán Thương Đế ở ngôi từ năm 105 đến khi chết yểu năm 106. (Ảnh minh họa Hán Thương Đế Lưu Long).
Hán Thương Đế Lưu Long là con thứ 2 của Hán Hòa Đế. Hán Hòa Đế cũng lên ngôi khi tuổi đời còn rất nhỏ và thời kỳ cai trị của ông là thời bắt đầu suy tàn của nhà Đông Hán. Tuy nhiên, mẹ của Hán Thương Đế Lưu Long là ai thì vẫn còn là điều chưa được khẳng định cụ thể. Sử sách chỉ ghi lại mẹ ông là một cung nhân. Ngày 3 tháng 12 âm lịch năm 106, Hán Hòa Đế qua đời khi mới 27 tuổi. Do người anh của Lưu Long là Lưu Thắng, con trưởng của Hòa Đế, bị tật nguyền không thể nối ngôi nên Lưu Long được ẵm lên ngôi, trở thành Hán Thương Đế. Lưu Thắng được phong làm Bình Nguyên vương. (Ảnh minh họa Hán Thương Đế Lưu Long).
Khi được đưa lên ngôi, Lưu Long mới 100 ngày tuổi, là vua lên ngôi trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thái hậu Đặng Tuy – hoàng hậu của Hòa Đế, làm nhiếp chính. Đặng thái hậu trao quyền cho anh là Đặng Chất điều hành triều đình, trở thành ngoại thích mới của nhà Đông Hán. (Ảnh minh họa Đặng thái hậu).
Tuy nhiên hoàng đế Lưu Long nhỏ tuổi và yếu ớt nên chỉ làm vua trên danh nghĩa được 8 tháng. Ngày Tân Hợi tháng 8 năm 106, Lưu Long bị cảm và qua đời khi chưa đầy 1 năm tuổi, trở thành vị vua yểu mạng nhất trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh minh họa Đặng thái hậu).
Trong thời gian ở ngôi, vị vua đoản mệnh này có 1 niên hiệu là Duyên Bình (năm 106). Ông được đặt thụy hiệu là Hiếu Thương hoàng đế, không có miếu hiệu, thường gọi là Thương Đế và được táng ở Khang lăng. Cháu gọi Hòa Đế bằng bác là Lưu Hỗ năm đó 13 tuổi được Đặng thái hậu và Đặng Chất lập lên ngôi, tức là Hán An Đế - vị hoàng đế thứ 6 của nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh minh họa Đặng thái hậu).
Khi Hán An Đế còn nhỏ tuổi, Đặng thái hậu lâm triều nhiếp chính và điều hành như thế cho đến khi qua đời vào năm 121. Sau khi chấp chính, Hán An Đế chỉ lo hưởng thụ, không để tâm chính sự, quyền hành đều rơi vào tay các hoạn quan. Vì thế, Diêm hoàng hậu dần đưa thế lực ngoại thích họ Diêm vào trong nắm quyền hành, gây ra đại họa sau này. (Ảnh minh họa Hán An Đế).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé
Cột tin quảng cáo