Sốc: Cả đời làm quan, Bao Công chỉ xử 2 vụ án?
Trong các giai thoại, đặc biệt là phim ảnh, Bao Công được xây dựng hình ảnh là vị quan nhà Bắc Tống thanh liêm và xét xử rất nhiều vụ án nghiêm trọng. Thế nhưng, có quan điểm cho rằng trên thực tế, số vụ án do Bao Công xử chỉ là 2.
Xuất thân "công tử danh gia vọng tộc" của Bao Công / Thần thám Tống triều Bao Công tránh họa "tuyệt tự" như thế nào?
Đối với công chúng, Bao Công là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất Trung Quốc. Những giai thoại, tiểu thuyết, câu chuyện dân gian về cuộc đời Bao Công đã được các nhà làm phim chuyển thể và đưa lên màn ảnh.
Trong các bộ phim, nhân vật Bao Công được xây dựng hình ảnh là vị quan thanh liêm, chính trực và xét xử hàng loạt vụ án "kinh thiên động địa" như vụ án Trần Thế Mỹ, Bàng Dục, Bao Miễn... Vị quan này xử đúng người đúng tội, không để tội phạm bị bỏ sót và chủ trì công đạo cho người bị hại.
Thế nhưng, khi lật mở các tài liệu, ghi chép lịch sử về Bao Công thì nhân vật này đã được dân gian và các nhà làm phim phóng đại sự thật lên khá nhiều.
Bao Công trong phim truyền hình.
Cụ thể, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ông còn được gọi với nhiều biệt danh như: Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử...
Sinh ra và lớn lên ở Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc), Bao Công nổi tiếng từ nhỏ là người con hiếu thảo, chăm lo học hành và sống mẫu mực.
Năm 1027, Bao Công thi đậu tiến sĩ và được triều đình nhà Tống cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Thế nhưng, khi ấy cha mẹ già yếu nên Bao Công xin hoãn nhận chức. Ông làm vậy để ở nhà phụng dưỡng, chăm sóc cho bố mẹ.
10 năm sau, cha mẹ Bao Công qua đời. Sau khi hoàn thành tang lễ, Bao Công mới chính thức ra làm quan.
Lúc ấy, ông 38 tuổi. Kể từ đó, ông trải qua một loạt chức vụ như: Tri huyện Thiên Trường, Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu, Tri phủ Giang Ninh và Phủ doãn phủ Khai Phong. Khu mật Phó sứ là chức vụ cao nhất mà Bao Công từng đảm nhận.
Khác xa so với phim ảnh, Bao Công được sử sách ghi chép có tham gia 2 vụ án. Cụ thể, khi làm Tri huyện Thiên Trường, Bao Công xử vụ án chiếc lưỡi bò. Tiếp đến, khi là đứng đầu Tri gián viện, ông xét xử vụ Lãnh Thanh mạo danh Thái tử.
Là vị quan thanh liêm, chính trực, không sợ quyền thế, Bao Công không có quyền tiền trảm hậu tấu bằng ba cỗ long - hổ - cẩu đầu đao như trong tiểu thuyết hay phim ảnh.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo