Sốc: Người đàn ông nuốt thìa suốt một năm không thèm đi bác sĩ
Đại gia chi 10 tỷ đồng để mua bức tranh do... 'trí tuệ nhân tạo' vẽ / Ai mới xứng danh là đệ nhất cao thủ trong thế giới võ hiệp của Kim Dung?
Người đàn ông giấu tên kể anh ta nuốt chiếc thìa inox vào bụng trong một vụ cá cược khi đang say rượu. Anh ta cá với bạn nhậu rằng mình hoàn toàn có thể nuốt cả chiếc thìa vào bụng rồi lại lôi ra ngoài được chỉ bằng một sợi dây buộc vào cán thìa.
Kế hoạch nghe có vẻ rất hoàn hảo thế nhưng kết quả là chiếc thìa đã mắc kẹt luôn trong đường thực quản.
Thay vì vội vã đến bệnh viện để lấy chiếc thìa ra, anh ta lại ngồi chờ xem liệu chiếc thìa trong người có làm việc ăn uống trở nên khó khăn hay không. Khi nhận ra vẫn có thể sinh hoạt bình thường, anh ta quyết định cứ để mặc chiếc thìa mắc kẹt trong người.
Có lẽ chiếc thìa sẽ còn nằm trong thực quản lâu hơn nữa nếu người đàn ông này không bị người ta đấm vào ngực bất ngờ một vài ngày trước. Sau cú đấm, anh ta bắt đầu thấy đau khủng khiếp và rất khó thở, cuối cùng phải tìm đến bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Tân Cương Meikuang. Bệnh nhân thản nhiên kể rằng anh ta đã sống với một chiếc thìa kim loại trong người suốt một năm qua.
"Tôi đã bị sốc. Tôi chưa bao giờ gặp chuyện gì giống như thế này cả", Bác sĩ Yu Xiwu viết trong bản báo cáo cho bệnh viện. "Khi nhập viện, đường thực quản của bệnh nhân đã nhiễm trùng rồi".
Sau khi bàn bạc, các bác sĩ kết luận rằng biện pháp tốt nhất là lấy thìa ra qua đường miệng. Bệnh nhân được gây mê còn các bác sĩ đã mất tận hai tiếng đồng hồ mới có thể lôi được chiếc thìa ra với các dụng cụ nội soi.
Hiện bệnh nhân đã hồi phục và có thể xuất viện trong thời gian sớm.
Vào năm 2015, một phụ nữ ăn mì quá nhanh và nuốt luôn một chiếc thìa dài hơn 15cm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời