Khám phá

Soi kính hiển vi bức tranh nổi tiếng, phát hiện dòng chữ ở góc trái: Đọc dòng chữ này ai cũng phải "rùng mình"!

Các nhà nghiên cứu mới đây tìm ra một dòng chữ được viết bằng bút chì trên góc trái của bức tranh nổi tiếng này.

Khoảnh khắc kinh hoàng của báo hoa mai khi bị sư tử bất ngờ tập kích / Mổ bụng cá sấu khủng dài hơn 4 mét phát hiện bí mật kinh hoàng

Danh họa Edvard Munch (1863-1944) tạo ra bốn bản của Tiếng thét trên các chất liệu khác nhau. Đây là bản duy nhất tìm thấy dòng chữ trong bốn bản vẽ của danh hoạ Edvard Munch.

Phát hiện khó tin trong họa phẩm Tiếng thét lừng danh: Đọc dòng chữ này ai cũng phải rùng mình! - Ảnh 1.

Ảnh: The Art Stories.

Được viết bằng những chữ cái nhỏ xíu mờ nhạt ở góc trên bên trái bức tranh "Tiếng thét" của Edvard Munch, là một dòng chữ bí ẩn có nội dung "Chỉ có thể được vẽ bởi một kẻ điên!"

Các chuyên gia từ lâu đã tranh luận về danh tính của người ghi, với một số cho rằng đó là do một kẻ không hài lòng về tác giả gây nên, trong khi một số khác lại khẳng định là do chính tay Munch viết.

Một phân tích mới cho thấy cụm từ bí ẩn gần như chắc chắn đã được xác định là chữ viết tay của danh hoạ người Na Uy này.Dòng chữ mờ, viết bằng bút chì, có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng không rõ ràng lắm.

Thierry Ford, nhà bảo tồn tranh tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy cho biết: "Rất khó để diễn giải. Qua kính hiển vi, bạn có thể thấy những đường bút chì nằm trên lớp sơn và đã được tô lên sau khi bức vẽ hoàn thành". Nhưng không rõ khi nào hoặc tại sao.

Phát hiện khó tin trong họa phẩm Tiếng thét lừng danh: Đọc dòng chữ này ai cũng phải rùng mình! - Ảnh 2.

Ảnh: ARTnews.

 

Phiên bản "The Scream" này là một trong bốn phiên bản được họa sĩ vẽ, nhưng là phiên bản duy nhất có dòng chữ như vậy, theo The New York Times.

Dòng chữ lần đầu tiên được nhắc đến bởi một nhà phê bình nghệ thuật Đan Mạch vào năm 1904 khi bức tranh được triển lãm ở Copenhagen, khoảng 11 năm sau khi Munch vẽ nó.

Để tìm hiểu bí ẩn, Mai Britt Guleng, người phụ trách Bảo tàng Quốc gia Na Uy và nhóm nghiên cứu đã chụp ảnh hồng ngoại của bức tranh. Bản quét đã làm cho carbon từ vết bút chì rõ ràng hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu đã so sánh các chữ khắc với chữ viết tay của Munch trong nhật ký và thư của ông, đồng thời phân tích các chi tiết của bức tranh được trưng bày lần đầu tiên ở Na Uy.

Phát hiện khó tin trong họa phẩm Tiếng thét lừng danh: Đọc dòng chữ này ai cũng phải rùng mình! - Ảnh 4.

Các bức ảnh hồng ngoại làm cho các vết bút chì mờ nhạt rõ ràng hơn nhiều. Ảnh: Borre Hostland.

"Chắc chắn là chữ viết của Munch," Guleng cho biết. "Bản thân nét chữ, cũng như các sự kiện xảy ra vào năm 1895, khi Munch trưng bày bức tranh ở Na Uy lần đầu tiên, tất cả đều hướng về một hướng".

 

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng Munch đã viết cụm từ này sau khi bức tranh của ông được triển lãm lần đầu tiên trong nước tại phòng trưng bày Blomqvist ở Na Uy vào năm 1893 (trước đó ông đã triển lãm tranh nhiều lần ở nước ngoài).

Cuộc triển lãm ở Na Uy này đã thu hút nhiều chỉ trích. Vào thời điểm đó, Hội sinh viên ở Kristiania tổ chức một sự kiện thảo luận về các bức tranh của ông, một số đã đặt câu hỏi về trạng thái tinh thần của Munch.

Một giả định khác được đặt ra là Munch có khả năng bị di truyền, vì nhiều thành viên trong gia đình ông mắc bệnh tâm thần.

Bức tranh này sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy mới sau khi nó mở cửa ở Oslo vào năm 2022.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm