Soi loài gấu "nhỏ nhưng có võ", rất quý hiếm ở Việt Nam
Dù kích thước nhỏ bé nhưng cái tát của gấu chó cũng nguy hiểm không kém gì đàn anh gấu ngựa đô con.
Chồng coi tất cả việc nội trợ là của phụ nữ / Cá sấu "khủng" tấn công một gia đình đang tắm
Ít ai biết rằng loài gấu chó của Việt Nam chính là loài gấu nhỏ nhất thế giới. Ảnh: Gấu chó ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Gấu chó có chiều dài khoảng 1,2 m, chiều cao khoảng 0,7 m, nặng trung không quá 65 kg - chỉ ngang với trọng lượng của con người. Gấu chó đực nặng hơn một chút so với gấu cái.
So với họ hàng nhà gấu vốn béo thù lù, gấu chó có thân hình khá thon thả, trán rộng, tai tròn không vểnh cao. Bộ lông của chúng mầu đen tuyền, ngắn và tương đối mịn đều, không dài và thô như các loài anh em.
Khuôn mặt của gấu chó khá dài, nhìn qua hao hao loài chó. Có lẽ đây là lý do khiến người Việt gọi chúng là gấu chó.
Ngực gấu chó có yếm hình chữ U, mầu vàng nhạt, là một đặc điểm phân biệt chúng với họ hàng gần là gấu ngựa (có yếm hình chữ V).
Chân trước và sau của gấu chó 5 ngón, vuốt nhọn cong khoẻ.
Dù kích thước nhỏ, nhưng cái tát của gấu chó cũng nguy hiểm không kém gì đàn anh gấu ngựa đô con.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của gấu chó được ghi nhận ở nhiều địa phương, trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh...
Trong tự nhiên gấu chó chủ yếu ăn thực vật: các loại quả hạt như hạt dẻ, quả sung, vả, quả cọ, chuối, ngô, măng tre, nứa… Chúng cũng ăn cá, mật ong, trứng chim và thịt động vật khác nếu có điều kiện
Gấu chó là một loài động vật rất lanh lợi, hay leo trèo và bơi lội giỏi, rất thích tắm nước.
Chúng sống độc thân, chỉ ghép đôi trong mùa động dục hoặc nuôi con. Gấu mang thai khoảng trên 3 tháng, đẻ mỗi năm 1 lứa, 2 - 4 con non, thường 2 con. Gấu con sống với mẹ 1,5 - 2 năm.
Trước 1975, gấu chó khá phổ biến. Hiện nay, số lượng bị nghèo kiệt và vùng phân bố bị co hẹp nhiều do săn bắt và khai thác rừng.
Gấu chó đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam ở diện động vật nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB (nhóm các loài động vật nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo