Sông băng tan chảy để lộ "báu vật" bị chôn vùi 500 năm, vừa mở ra đã dậy mùi thơm nức mũi nhưng ẩn chứa thực tế phũ phàng
Sa mạc Trắng: Báu vật 'ngoài hành tinh' của Ai Cập / Báu vật không có cái thứ 2 ở Việt Nam, nặng ngang 220 lượng vàng, chuyên gia khen hết lời
Tháng 6 năm 2021, các nhà khảo cổ học đã chính thức công bố phát hiện về một chiếc hộp gỗ có niên đại hơn 500 năm trong một dòng sông băng tan chảy tại Na Uy. Chiếc hộp này được bảo quản ở trạng thái gần như hoàn hảo, với chất liệu làm từ gỗ thông và được buộc chặt bởi hai sợi dây da, bên trong của chiếc hộp là phần còn lại của một ngọn nến sáp ong, thứ vốn được sử dụng bởi người Viking (tộc người sống tại khu vực Bắc Âu).
Được phát hiện lần đầu vào năm 2019, nhóm nghiên cứu cho rằng chiếc hộp được dùng để cất trữ những ngọn nến mà người Viking sử dụng để thắp sáng đoạn đường từ trang trại chính đến trang trại mùa hè - đồng cỏ mà họ thường chăn thả gia súc vào mùa hè.
Chiếc hộp này được bảo quản ở trạng thái gần như hoàn hảo, với chất liệu làm từ gỗ thông và được buộc chặt bởi hai sợi dây da, bên trong của chiếc hộp là phần còn lại của một ngọn nến sáp ong.
Khi mới được phát hiện, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đó chỉ là một chiếc hộp đựng đồ trong chuyến đi, tuy nhiên khi phân tích sâu hơn, họ đã phát hiện ra giá trị thực tế của nó.
Trang The History Blog đưa tin: "Chiếc hộp này có niên đại phóng xạ carbon (một phương pháp xác định tuổi của cổ vật) rơi vào khoảng từ năm 1475-1635 sau Công nguyên, tức là đã được 400 – 500 năm tuổi. Vật bên trong đã được phân tích tại Bảo tàng Lịch sử Văn hoá Oslo, và thật ngạc nhiên, bên trong chiếc hộp chứa sáp ong thơm ngọt ngào".
Đây được xem là "báu vật" phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học về cuộc sống của con người trong một giai đoạn lịch sử.
Kể từ năm 2011, sông băng Lendbreen tại Na Uy đã trở thành điểm đến được giới khảo cổ học để tâm. Nhưng nó lại bắt nguồn từ một thực tế phũ phàng là do... biến đổi khí hậu.
Việc các sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu đã tạo ra một địa điểm khảo cổ có giá trị tại nước này, nơi vốn được biết đến là đường di chuyển được người Viking sử dụng hàng nghìn năm, vậy nên không khó để tìm thấy những món đồ cổ mang giá trị văn hoá cao.
Từ khi các cuộc tìm kiếm được bắt đầu, sông băng Lendbreen đã đem lại hơn 6.000 cổ vật. Tháng 11 năm 2020, các nhóm khảo cổ đã khai quật được gần 70 trục mũi tên, giày, vải và xương tuần lộc trên sườn núi ở Jotunheimen, cách Oslo khoảng 386km.
Dựa trên niên đại phóng xạ carbon, những mũi tên cổ nhất có niên đại khoảng năm 4100 trước Công nguyên, mũi tên gần nhất có niên đại rơi vào khoảng năm 1300 sau Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã thu thập được một khối lượng hơn 100 đồ tạo tác tại khu vực này bao gồm móng ngựa, cây đánh trứng bằng gỗ, gậy chống, kim gỗ, găng tay và một con dao sắt nhỏ.
Mặc dù việc các sông băng tan chảy sẽ giúp đem đến phát hiện về những cổ vật giá trị, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó khăn cho các nhà khảo cổ vì lớp băng là vật liệu giữ cho hiện vật được bảo tồn lâu dài.
Trong một bài phỏng vấn với truyền thông vào tháng 10/2020, nhà khảo cổ học Regula Gubler từng nói: "Đó là một khoảng thời gian rất ngắn. Trong vòng 20 năm, những cổ vật này sẽ biến mất cùng với sự tan chảy của những dòng sông băng. Việc này sẽ khiến giới nghiên cứu lo lắng".
Bà cũng giải thích thêm rằng các vật liệu như da, gỗ, vỏ cây bạch dương và các mặt hàng dệt có thể bị mài mòn, và băng là vật liệu tốt nhất có thể bảo tồn được chúng.
Thời đại Viking trong lịch sử kéo dài bao lâu?
Trong lịch sử châu Âu, thời đại Viking kéo dài từ khoảng năm 700 đến năm 1100 sau Công nguyên. Trong thời kỳ này, nhiều người Viking đã lựa chọn rời quê hương của mình là Scandinavia để đi thuyền đến các nước khác như Anh và Ireland.
Khi lần đầu tiên người dân Anh nhìn thấy những chiếc thuyền của người Viking, họ đã đến chào đón những người bạn mới. Tuy nhiên, vốn được biết đến với bản tính hiếu chiến, người Viking đã chiến đấu với người bản địa, ăn cắp đồ từ các nhà thờ và đốt nhà dân. Người Anh gọi những kẻ xâm lược này là "người Đan Mạch", nhưng trên thực tế người Viking còn đến từ Na Uy và Thuỵ Điển.
Cái tên Viking bắt nguồn từ ngôn ngữ Old Norse và có nghĩa là "cướp biển". Cuộc đột kích đầu tiên của người Viking rơi vào khoảng năm 787 sau Công nguyên và được ghi chép trong Biên niên sử Anglo-Saxon. Đây cũng là khởi đầu của một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa người Anglo-Saxon và người Viking.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?