Sự bừng tỉnh của quái vật Etna
Phát hiện "vua núi lửa" còn hoạt động, đủ làm đảo lộn thế giới / Bí ẩn 'nước mắt nữ thần lửa' phun ra từ núi lửa Hawaii
Ngự trên thành phố ánh sáng Catania của Ý, ngọn Etna phun lửa lên bầu trời và đổ tràn dung nham xuống những sườn núi. Mặc dù vậy, Etna vẫn là một ngọn núi lửa tương đối an toàn vì hiếm khi phun trào và những dòng dung nham chảy chậm cho mọi người cơ hội thoát thân.
2. Ba ngọn núi lửa
Semeru, núi lửa cao nhất ở đảo Java của Indonesia, bắt đầu phun trào không ngừng từ năm 1967. Semeru nằm ở cuối phía nam của hõm chảo Tengger – vùng núi lửa với hai ngọn lửa nhỏ hơn khác là Bromo và Batok.
3. Dung nham tràn xuống Thái Bình Dương
Cùng với những tiếng rít của hơi nước bốc lên, dung nham từ những ngọn núi lửa thuộc công viên quốc gia Hawaii đổ xuống Thái Bình Dương. Những dòng chảy này đã tạo nên những hòn đảo ở Hawaii trong tiến trình kéo dài hơn 70 triệu năm.
4. Dung nham lỏng trên núi Etna
Một hồ mắc ma đỏ như máu với nhiệt độ lên đến vài trăm độ nằm giữa những bờ mắc ma xám đã được tôi cứng. Núi Etna cáo khoảng 3.300m và là núi lửa hoạt động cao nhất châu Âu.
5. Sét núi lửa
Một tia sét sáng bừng trong tro núi lửa trong vụ phun trào của núi lửa Eyjafjallajökul ở lceland vào tháng 4/2010. Sét núi lửa xảy ra khi những phân tử tro cọ xát và tích điện.
6. Núi St.Helen sau trận phun trào
Một luồng khói thoát ra từ miệng núi lửa dạng vỏ trứng của núi St.Helen sau một đợt phun trào. Ngọn núi lửa của bang Washington trở nên nổi tiếng sau thảm họa 1980 giết hại 57 người, phá hủy nhà cửa, cầu đường và gây ra một trận lỡ tuyết dữ dội sau khi một miệng núi lửa rộng 1,6km bị nứt hoác trên núi.
7. Miệng núi lửa Ertale, Ethiopia
Những người leo núi trèo lên những vòng xoắc của nham thạch trên một miệng núi lửa của núi lửa Ertale ở Ethiopia. Hơi nước thoát ra từ một hồ dung nham trong miệng núi lửa có nhiệt độ lên tới hơn 1.000 độ C.
8. Bùn sôi
Một hồ bùn sôi sùng sục gần núi lửa Dallol ở vùng trùng Danakil xa xôi của Ethiopia. Những miệng núi lửa như Dallol hình thành trong những vụ nổ do mạch nước ngầm gây ra khi chạm với mắc ma.
9. Núi lửa Cleveland, Alaska
Núi lửa Cleveland bốc lên một cột tro cao đến 6km phía trên Bắc Thái Bình Dương trong bức ảnh chụp từ trên không này. Núi lửa Cleveland nằm ở quần đảo Aleutian Tây Bắc Alaska mặc dù đã không phun trào nhưng cột tro bốc lên suốt hai giờ sau khi hình thành.
10. Dung nham Pahoehoe, Hawaii
Dung nham Pahoehoe chảy trên núi lửa Kilauea ở công viên quốc gia Hawaii. Pahoehoe là loại dung nham có bề mặt bóng và gợn sóng. Bề mặt này hình thành do dung nham Pahoehoe chảy chậm, bề mặt này giống một lớp cách nhiệt giữ nhiệt độ dung nham lên đến khoảng 1.200 độ C. Khác với Pahoehoe là dung nham Aa chảy nhanh và không có thời gian hình thành lớp cách nhiệt, từ đó hình thành dòng dung nham có nhiệt độ thấp hơn với những đường vân góc cạnh.
11. Núi lửa Ol Doinyo Lengai
Một dòng nham thạch ánh cam từ núi lửa Ol Doinyo Lengai chảy vào thung lũng Great Rift ở Tanzania. Ol Doinyo Lengai theo ngôn ngữ Maasai nghĩa là Ngọn núi của Chúa, đây là ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới phun trào dung nham natrocarbonatite – dung nham dường như không chứa silicon.
12. Dương xỉ mọc lên từ nham thạch
Một cây dương xỉ mọc lên từ dung nham nguội ở vùng núi lửa của công viên quốc gia Hawaii. Thảm thực vật có thể khôi phục khá nhanh ở những vùng bị ảnh hưởng bởi núi lửa phun trào. Qua thời gian, dung nham và tro phân hủy tạo nên vùng đất màu mỡ lý tưởng cho nông nghiệp.
13. Phun trào
Sự phun trào của núi lửa và sự phun trào ánh sáng của những phần tử mang điện vào khí quyển xảy ra đồng thời tại Iceland. Quốc đảo này hình thành do hoạt động núi lửa và ngày nay vẫn có 35 núi lửa hoạt động cung cấp cho quốc gia này nguồn nhiệt địa dồi dào.
14. Mây tro
Những con ngỗng trời bay ngang qua đám mây tro từ ngọn núi lửa Eyjafjallajökull. Tro núi lửa đã làm gián đoạn giao thông hàng không ở châu Âu trong hơn một tháng từ tháng 4/2010.
15. Những ngôi sao trên đỉnh Damavand
Những ngôi sao xoay tít trên bầu trời ở núi Damavand, Iran trong một tấm ảnh được chụp với tốc độ chậm. Núi Damavand, thuộc dãy núi Elburz phía nam biển Caspian, là ngọn núi lửa cao nhất châu Á và cũng là đỉnh núi cao nhất vùng Trung Đông.
16. Hồ Laach
Bong bóng khí trên mặt hồ Laach ở Đức. Một trận phun trào mãnh liệt thời tiền sử đã khiến vỏ Trái Đất đổ sập và hình thành một miệng núi lửa giờ đã ngập nước. Hồ nước này ở vùng núi lửa Eifel phía Tây Đức.
17. Núi lửa Arenal
Núi lửa Arenal ở Costa Rica phun trào đột ngột vào tháng 2/2010, nhuộm bầu trời trong một màu nâu vàng ảm đạm. Đây là một trong những ngọn núi hoạt động thường xuyên nhất trên thế giới.
18. Ống dung nham Thurston
Ánh sáng chiếu rọi trong ống dung nham Thurston ở công viên quốc gia núi lửa Hawaii. Những ống dung nham giống như những đường ống ngầm nơi những dòng nham thạch núi lửa tuôn chảy.
19. Thác dung nham
Dung nham chảy vào thung lũng gần núi lửa Eyjafjallajokull ở phía Nam Iceland.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào