Khám phá

Sự "hồ đồ" khó tin của quan thanh liêm Tống triều Bao Thanh Thiên

Nổi tiếng là một vị quan “phá án như thần” song vẫn có ghi chép cho rằng, Bao Công từng bị phạm nhân lừa đảo dẫn đến việc xử án oan sai. Thực hư câu chuyện này là thế nào.

Lý do Bao Công - Bao Thanh Thiên da đen, có vầng trăng trên trán / Bí ẩn cái chết nhiều uẩn khúc của Bao Thanh Thiên

Cuốn “Mộng Khê bút đàm”của tác giả Thẩm Quát được xem là tuyệt tác của thời Bắc Tống bởi nó có nội dung phong phú đặc sắc. Trong cuốn này, đáng chú ý nhất là câu chuyện về việc từng phán án sai của Bao Thanh Thiên.

Chuyện kể về một kẻ tội nhân phạm trọng tội, phải chịu hình phạt “trượng tích” tàn khốc thời bấy giờ là dùng cây trượng to, dài quất vào sống lưng đến khi thịt nát xương tan.

Bao Công vốn được mệnh danh là “mặt sắt”, phạm nhân bị phạt coi như không có cơ may sống sót.

Tuy nhiên, tên phạm nhân ma mãnh này không chịu ngồi đó chờ chết. Lão đã mua chuộc tên tiểu sứ chuyên trách phạt trượng phạm nhân trong phủ Bao Công.

Tên tiểu sứ sau khi nhận hối lộ đã bày kế và nói với phạm nhân kia rằng: “Đợi đến khi Bao Chửng hạ phán quyết thư, chắc chắn là sẽ do ta chịu trách phạt trượng. Ngươi phải nhằm đúng lúc chuẩn bị phạt trượng mà kêu oan.

Sau đó, ta sẽ giả vờ quát mắng ngươi thật to để Bao Chửng nghe thấy, bằng cách này chắc chắn ngươi sẽ đạt ý nguyện.” Phạm nhân nhất nhất nghe theo, khi chuẩn bị chịu phạt, liền cùng tên tiểu sứ diễn trò theo đúng kế hoạch.

Bao Chửng khi nghe thấy tên tiểu sứ quát mắng phạm nhân, lại có những lời lẽ hăm dọa khó nghe, liền cho dừng tay, phạt tên tiểu sứ chịu bảy mươi trượng. Còn đối với tên phạm nhân, ông nhất thời mở lòng bao dung, chỉ sai đánh vài trượng rồi thu roi.

Tiểu sứ tuy phải chịu phạt, nhưng nhận được tiền của người thì cũng thấy hài lòng. Chỉ có Bao Chửng là bị một cú lừa ngoạn mục.

Nhân vật Bao Thanh Thiên do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai từng làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Việt Nam.

Nhân vật Bao Thanh Thiên do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai từng làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ Việt Nam.

Cuốn “Mộng Khê bút đàm” của Thẩm Quát ra lò vào thời điểm Bao Chửng vừa qua đời hai mươi năm. Về lý mà nói, Thẩm Quát và Bao đại nhân được xem là cùng thời đại, vì thế, câu chuyện được ghi lại có lẽ không quá hoang đường.

Trong câu chuyện này, mục đích hướng đến là muốn để hậu thế biết rằng, Bao Chửng phán án cũng có khi hồ đồ, đồng thời vạch trần sự ma mãnh của tên tiểu sứ.

Sự ranh ma của hắn trong “Mộng Khê bút đàm” này cũng cho thấy, tính cách của Bao Chửng là người luôn bảo vệ kẻ yếu. Tiểu sứ này cố tình ra oai quát mắng phạm nhân trước mặt Bao Chửng, khiến ông tưởng nhầm hắn đang ức hiếp kẻ yếu.

Bao đại nhân vì thế đã mở lòng khoan dung cho kẻ phạm trọng tội, không ngờ lại mắc mưu của hắn.

Theo quy định của chế độ hành chính Trung Quốc thời cổ đại, các quan thường nhậm chức ở một địa phương nào đó vài năm rồi luân chuyển đi nơi khác, hơn nữa họ cũng không được cai quản tại quê nhà nên thường không hiểu rõ mọi chuyện.

 

Trong khi đó, tiểu sứ là người bản địa, nắm rõ mọi việc trong ngoài, chuyên chấp hành mệnh lệnh của quan.

Chính do quy định bất hợp lý như vậy mới sinh ra tầng lớp tiểu sứ hung hăng càn quấy, hám danh lợi trong xã hội. Thậm chí nhiều nhiều chuyện đại sự quốc gia cũng bị hủy hoại trong tay chúng. Vì thế mới xảy ra câu chuyện của Bao Chửng như trên.

Quan niệm xử án của Bao Công thiên về bảo vệ kẻ yếu?

Suy nghĩ và hành động của viên quan thanh liêm nổi tiếng triều Tống khiến người đời liên tưởng đến một vị quan đời sau, sống cách Bao Chửng 500 năm tên là Hải Thụy.

Ông tuân thủ một cách cứng nhắc theo 3 nguyên tắc khi xử án: Khi xử những vụ liên quan đến hai thế hệ giữa tiền bối và hậu bối hoặc giữa huynh đệ với nhau, Thụy Hải thường đứng về phía tiền bối hoặc huynh trưởng.

 

Khi xử án giữa người giàu và người nghèo, thường bênh vực người nghèo. Xử án giữa người thật thà và gian xảo, thường bênh vực người thật thà.

Quan niệm này hoàn toàn không dựa trên quy tắc của Nho gia, mà chỉ chú trọng đến việc thể hiện đạo đức trừu tượng. Khổng Tử từng nói: “Không sợ hẹp hòi, chỉ sợ bất công”. Tư tưởng này ảnh hưởng rất sâu rộng.

Thụy Hải khi xử án đã không chú trọng điều tra chi tiết để tìm hiểu sự thật, mà luôn quan niệm bênh vực kẻ yếu thế, muốn kẻ cường thế phải chịu chút oan ức. Điều này cho thấy, ông muốn giảm bớt tình trạng “bất công” mà Khổng Tử đề cập đến.

Đứng trên phương diện đạo đức thì Thụy Hải yên trí rằng điều mình làm là không có gì phải bàn cãi.

 Chân dung phác họa Bao Chửng.

Chân dung phác họa Bao Chửng.

 

Bao Chửng và Thụy Hải đều là những nhân vật xử án kỳ tài của Trung Hoa. Ngòi bút của Thẩm Quát kéo hai nhân vật này lại gần nhau về phương diện quan niệm xử án, hẳn là có nguyên do.

Bao Chửng là nhân vật được huyền thoại hóa trong tiểu thuyết và hý kịch của các đời sau. Các điển tích diệt Trần Thế Mỹ, “Dùng li miêu đánh tráo thái tử” vốn không dựa vào sự thực lịch sử, nhưng trong đó vẫn ẩn chứa tư tưởng bênh vực kẻ yếu.

Suy rộng ra, nhiều vị thanh quan thời xưa đều là những “hôn quan” không thiên về sự thật mà chỉ thiên về quan niệm đạo đức.

Theo Hồng Hạnh/Trí Thức Trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm