Sự kỳ lạ đến bất ngờ bên cây cổ thụ gắn với đời sống tâm linh của một ngôi làng tại Bali
Vua sư tử ra đòn tàn nhẫn hạ gục linh cẩu trong ‘một nốt nhạc’ / Rắn lục cực độc bị tấn công - Kẻ nào 'to gan' đến vậy?
Hướng dẫn viên của tôi chỉ vào một hộp sọ và bó quần áo bên dưới cây cọ già và một khung tre, ngậm ngùi:” Em họ của tôi ở đằng kia”. Nhưng tôi không hiểu ông ý ám chỉ điều gì.
Nghĩa trang ở Trunyan, Bali, là một nơi biệt lập. Dân làng thường chở xác người chết bằng ca nô đến đây rồi để cho nó tự thối rữa ngoài trời. Nghĩa trang này nằm kiên cố dưới nhiều sườn dốc và rừng rậm, nó nằm trên bờ của hồ núi lửa rộng lớn, cách ngôi làng Bali Aga không xa. Trunyan cũng là nghĩa trang duy nhất trên một hòn đảo mà người Hindu gốc Ấn Độ hay hỏa táng người chết ở đó.
Người dân Bali Aga sống ở những ngôi làng xa xôi và hẻo lánh phía đông bắc Bali |
Người dân Bali Aga, sống ở những ngôi làng xa xôi và hẻo lánh, chủ yếu ở phía đông bắc Bali. Họ là cư dân lâu đời nhất trên hòn đảo, cùng thời với nghĩa trang Trunyan - tồn tại ít nhất từ năm 911 công nguyên. Giống như hầu hết người Bali, dân làng Bali Aga cũng theo Ấn Độ giáo lập dị của Bali, chỉ khác là mỗi một cụm làng xóm có các nghi lễ và tín ngưỡng riêng.
Ở làng Tenganan, ngôi làng nổi tiếng nhất của người dân Bali Aga, phụ nữ trẻ trong độ tuổi kết hôn ngồi bên cạnh những chiếc quay bằng tre, dệt vải điêu luyện. Ở làng Trunyan, họ có nghi thức dùng roi mây để vụt trong nghi lễ và phơi xác người chết thối rữa ngoài trời.
Có 11 lồng tre trong nghĩa trang |
Anh Blen cho biết: “Thực tế, có hai nghĩa trang ở Trunyan. Cái nghĩa trang này dành riêng cho những người gần đi hết đời người, và dĩ nhiên là họ đã có gia đình. Còn nghĩa trang thứ hai dành cho những người trẻ hoặc người bị chết đuối, họ sẽ được chôn.
Tín ngưỡng thuyết vật linh ở làng Trunyan thậm chí còn phức tạp hơn so với tín ngưỡng trong Ấn Độ giáo của người Bali. Ngôi làng Trunyan nằm ở một nơi hiểm trở, mọi hoạt động tôn giáo đều diễn ra trong một ngôi đền lớn. Ngôi đền này có 11 ngôi chùa phơi 11 xác chết trong nghĩa trang. Trunyan nằm dưới một ngọn núi lửa đang hoạt động, trên bờ hồ một miệng núi lửa khác, sẵn sàng hứng chịu hậu quả do tự nhiên gây ra.
Đến Trunyan |
Núi lửa Batur hình thànhcả cái chết lẫn sự sống ở đây trong nhiều thế kỷ.
Anh Blen nói: " chúng tôi có ngọn núi lửa này. Vì vậy nên không thể thiêu xác chết ở đây. Điều đó có thể ảnh hưởng đến núi lửa".
Trước đây người dân sợ ngọn núi lửa giận dữ nhưng sau này mới biết và sợ đáp tội với thần Hindu Brahma - ngài chết và bị bỏ xác thối rữa ở đây. Số 11 có nhiều ý nghĩa trong Ấn Độ giáo, vì vậy chỉ có 11 lồng tre trong nghĩa trang; khi tất cả lồng tre này chứa đầy hài cốt, dân làng sẽ di chuyển những hài cốt cũ nhất đến một khu vực ngoài trời.
Một cánh đồng ngoài trời |
Mặc dù rác rưởi và bụi bẩn ngập ngụa cả nghĩa trang, có một cái xương đùi người vô tình bị vứt bỏ bên cạnh chiếc dép xỏ ngón cũ, giữa một mớ bát đĩa, nhưng nơi này vẫn tạo ra sự thanh thản đến lạ thường. Kỳ lạ thay, không có mùi xác chết. Các xác chết này chắc cũng được yên nghỉ khi có những chiếc ô sáng màu che chắn và được mặc quần áo yêu thích của mình. Tôi chợt phát hiện ra rằng ánh mắt từ những hộp sọ ở bãi xác có vẻ an nhiên, họ đã đi hết quãng đường đời và giờ đây linh hồn của họ có thể tự tại.
Xác chết gần đây nhất là của một linh mục làng (còn gọi là mangku) được đưa vào nghĩa địa, ông chết cách đây 26 ngày. Xác của em họ ông Blen đã ở đó nhiều tháng rồi. Vì các thi thể chỉ được đưa đến nghĩa trang và ngôi đền liền kề nghĩa địa vào ngày đẹp, sau khi gia đình tổ chức tang lễ, nên một số xác chết phải để ở nhà nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Do vậy, người dân phải sử dụng chất formaldehyd để bảo quản thi thể người thân.
Khi các lồng chứa đầy hài cốt, dân làng di chuyển chúng đến một khu vực ngoài trời |
Ngôi làng đồi núi Puser, thuộc cụm làng Trunyan, cũng có một nghĩa trang ngoài trời. Khi thuyền của chúng tôi đi qua, từ 100m phía trước, đống rác thải toàn xác thối rữa bốc mùi đã hiện rõ trên mặt nước.
Nhưng khi chúng tôi đến nghĩa trang Trunyan, không có mùi gì cả. Tôi liếc qua một chiếc lồng lá cọ, nhìn vào đôi mắt không hồn xác một người đàn ông, vẫn còn da thịt đen bám vào hộp sọ và thoang thoảng nhè nhẹ mùi thịt phân hủy.
Dường như chỉ ngửi thấy mùi của chất formaldehyd nhiều hơn là mùi hôi thối. Một cây cao phủ đầy rêu, chằng chịt, trông giống như một cây đa cổ đại bao trùm nghĩa trang. Người dân địa phương tin rằng cây này, còn gọi là Taru Menyan, hay “cây thơm”, đã khử được mùi thối rữa.
Các xác chết được những chiếc ô sáng màu che chắn |
Bạn của ông Blen, Ketut Darmayasa nói: "Cây này kì diệu lắm. Ở nhà, cơ thể người chết sẽ bốc mùi. Nhưng ở đây tuyệt nhiên không ngửi thấy gì”.
Ngôi làng Trunyan trở nên dị thường không chỉ bởi vì các nghi thức tang lễ khó hiểu mà còn vì sự thần bí của cái cây tạinghĩa trang này.Toàn bộ ngôi làng thường tập hợp đông đủ cùng nhau đưa ra lệ làng. Mỗi năm một lần, vào khoảng tháng 10, những chàng trai trẻ mặc trang phục lá chuối tua rua và phất roi mây khi nhảy trong nghi lễ có tên Brutuk. Mục đích của nghi lễ ấy nhằm cúng dường trước đền thờ, cầu an cho dân làng.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nghĩa trang mà thôi,và nó chỉ có thể tạo cho con người cảm giác thanh thản lạ lùng. Và nó không thể thay đổi quy luật sinh tồn của tạo hóa” ai cũng phải chết”. Tôi hỏi Blen “Tại sao ông có thể kìm nén cảm xúc khi đối diện với xác chết của người em họ mình.
Xác chết của một người đang phân hủy |
Ông Blen và người bạn Darmayasa nói chuyện bằng tiếng Bali một lúc. Rồi, Ông Darmayasa nói:” Anh ấy chỉ buồn ở nhà thôi” Còn trong nghĩa trang ông ấy không buồn đâu”.
Tôi hỏi tiếp:”Tại sao?”
Ông Darmayasa chẹp miệng: ”Vì đó là văn hóa của chúng tôi”.
Đối với người dân Trunyan, cũng như ở nơi khác, cả cái chết và nỗi đau buồn đều là phong tục văn hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc