Khám phá

Sự thật đầy bất ngờ được phát hiện từ hóa thạch khủng long

Để khám phá những bí mật của loài khủng long, chúng ta phải bắt đầu từ những hóa thạch được khai quật, vậy sự thật nào được ẩn giấu trong những hóa thạch này?

Tiểu hành tinh quét sạch khủng long, khiến hoa nở rộ / Phát hiện 'thần điểu' giống khủng long bạo chúa T-rex

Gần đây, giáo sư Từ Tinh (Xu Xing) của Đại học Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời là nhà nghiên cứu tại Viện Cổ sinh Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học Trung Quốc đã chia sẻ về chủ đề “Phát hiện lớn hóa thạch khủng long”.

Sau quá trình dài nghiên cứu cùng các đồng nghiệp, ông chỉ ra các phát hiện lớn của mình về hóa thạch khủng long như sau.

Bí ẩn phía sau hóa thạch khủng long được hé lộ khiến mọi người kinh ngạc (Nguồn Sohu)

Bí ẩn phía sau hóa thạch khủng long được hé lộ khiến mọi người kinh ngạc (Nguồn Sohu)

Nhiều loài động vật quen thuộc cũng có thể được định nghĩa là khủng long

GS Từ Tinh (Xu Xing) chia sẻ rằng, thực tế có vài định nghĩa khoa học về khủng long. Những định nghĩa này được các nhà khoa học hình thành trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ, khủng long là loài bò sát sống trên lục địa trong thời Đại Trung Sinh và có thể đi thẳng.

Tuy nhiên, với góc nhìn thời hiện đại, định nghĩa hạn chế về mặt lịch sử. Nếu từ góc độ tổ tiên, nhiều loài động vật có chung tổ tiên vào thời cổ đại như chim sẻ, đà điểu, khủng long mỏ vịt, khủng long bạo chúa...

Những loài động vật này đều là hậu duệ của cùng tổ tiên và chúng đều có thể được gọi là khủng long. Theo định nghĩa này, các loài chim, gà, vịt, ngỗng… đều thuộc họ khủng long...

Nhờ những bằng chứng về hóa thạch mà con người có thể biết khủng long tồn tại từ hàng trăm triệu năm trước. Giáo sư Xu Xing cho biết, các nhà cổ sinh vật học đang nỗ lực tìm kiếm hóa thạch để có thêm nhiều bằng chứng lịch sử.

 

Đến nay, các nhà khoa học cơ bản vẽ được bản đồ phân bố hóa thạch trên toàn trái đất và họ có thể biết hóa thạch có nhiều khả năng được tìm thấy ở đâu. Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các nhà khoa học cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh, GPS, công nghệ tiên tiến cùng dữ liệu do các nhà địa chất cung cấp nhằm dự đoán sự phân bố của hóa thạch.

Tư thế ngủ của khủng long giống loài chim

Giáo sư Xu Xing cho biết, hóa thạch của loài khủng long Sinornithosaurus (có nghĩa là thằn lằn chim Trung Quốc) và Mei (cùng chi của khủng long Troodontid, tiếng Trung nghĩa là con rồng đang ngủ) lần lượt được phát hiện ở Nội Mông Cổ và Liêu Ninh.

Hai hóa thạch này ghi lại tư thế ngủ của khủng long, rất giống với tư thế ngủ của loài chim - tư thế ngủ với miệng giấu dưới cánh.

Khủng long là tổ tiên của loài chim?

 

Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học lại phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện ra nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.

Hóa thạch khủng long Sinornithosaurus được phát hiện có lông và đôi cánh đang vỗ. Sau đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra hóa thạch của khủng long bốn cánh Microraptor. Những khám phá này cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy khủng long là tổ tiên của loài chim.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm