Hóa thạch khủng long có hình dáng tương tự loài chim
Phát hiện hoá thạch loài vượn nhỏ nhất thế giới sống cách đây 12,5 triệu năm / Phát hiện hoá thạch khủng long được cho là to nhất thế giới
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long nhỏ giống chim ở Trung Quốc. Đặc biệt, loài này sở hữu đôi chân dưới dài đáng kinh ngạc. Sinh vật này có thể đã sống vào cuối kỷ Jura từ 148 triệu đến 150 triệu năm trước tại tỉnh Phúc Kiến, phía Đông Nam Trung Quốc ngày nay.
Sinh vật này được đặt tên là Fuijianvenator prodigiosus, có nghĩa “thợ săn kỳ quái đến từ Fuijian” trong tiếng Latinh. Sinh vật này có phần chân dưới dài gấp đôi đùi. Trong khi đó, điều ở hầu hết các loài khủng long, độ dài đùi sẽ gấp đôi chân.
Min Wang - tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư tại Viện Cổ sinh vật có xương sống và Cổ nhân loại học ở Bắc Kinh - cho biết, hóa thạch được phát hiện nặng khoảng 1,4 pound (641 gram) và có kích thước của một con gà lôi. Cũng theo chuyên gia này, hóa thạch đóng vai trò rất quan trọng. Bởi, nó thu hẹp khoảng cách trong hồ sơ hóa thạch gần với nguồn gốc của loài chim.
Các loài chim tách ra từ khủng long hai chân (thuộc nhóm T. rex) trong kỷ Jura. Song, kiến thức về lịch sử tiến hóa ban đầu của chúng bị cản trở do tương đối ít hóa thạch từ thời điểm này.
Theo Giáo sư Wang, Fujianvenator với hình thái xương độc đáo đã làm sáng tỏ sự tiến hóa hình thái trong giai đoạn tiến hóa sớm nhất của loài chim. Theo nghiên cứu, ở động vật hiện đại, chân dưới thon dài có liên quan đến loài có thể chạy nhanh. Điều đó cho thấy, Fujianvenator có thể là loài chạy với tốc độ cao.
Tuy nhiên, đó là một đặc điểm cũng xuất hiện ở các loài chim lội nước như cò và sếu. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, Fujianvenator cũng có thể sống trong môi trường nước, đầm lầy. Hóa thạch được tìm thấy cùng với của các loài động vật thủy sinh và bán thủy sinh khác, bao gồm rùa và cá vây tia. Điều này cho thấy, Fujianvenator có thể từng xuất hiện ở các đầm lầy.
Các nhà nghiên cứu cho biết, những loài khủng long giống chim đầu tiên được biết đến khác thường sống trên cây và có khả năng bay trên không. Theo Giáo sư Wang, không có chiếc lông nào được bảo tồn trong hóa thạch.
Tuy nhiên, rất có thể Fujianvenator sở hữu lông. Bởi, họ hàng gần nhất của Fujianvenator trong cây phả hệ khủng long đã sở hữu lông. Ông Wang nói thêm, không thể xác định từ hóa thạch liệu loài khủng long giống chim này có khả năng bay hay không.
Hóa thạch khủng long được phát hiện từ trước đều có vảy, giống loài bò sát hơn. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học phát hiện ra hóa thạch khủng long có lông vũ ở Liêu Ninh. Kể từ đó, các chuyên gia phát hiện nhiều hơn hóa thạch khủng long có lông vũ ở khu vực xung quanh.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ