Khám phá

Sự thật động trời về tin giòi ăn não người từ tóc nối

Báo Kenyan Standard đưa tin, một phụ nữ Kenya đã bị đau đầu dữ dội do những con giòi từ các lọn tóc nối xâm nhập vào hộp sọ của cô. Câu chuyện kinh hoàng sau đó đã được hàng loạt trang tin và báo lấy lại, bao gồm IReportersTV.com, The Daily Mail, MSN Australia và New York Daily News.

Mắc bệnh lạ, người phụ nữ mọc lông ở lợi / Giòi nhung nhúc trong miệng bệnh nhân đột quỵ

Sự thật động trời về tin giòi ăn não người từ tóc nối

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một chuyên gia vừa lên tiếng khẳng định, tin giật gân trên gần như chắc chắn là một sản phẩm bịp bợm. Bà Barbara Mikkelson đến từ trang Snopes.com chỉ ra rằng, câu chuyện có nội dung gần giống hệt đã xuất hiện định kỳ trên báo chí kể từ năm 2010. Trong mỗi phiên bản, tên của người phụ nữ và thành phố được đề cập tới được thay đổi khác nhau, nhưng nội dung gần như "sao y bản chính".

Phát hiện của Mikkelson không hẳn vô căn cứ. Tin mới đăng tải hồi tuần trước cho hay, cô Irene Myangoh, nhân viên một công ty luật ở Nairobi, Kenya, đã nối tóc lọn xoăn tại một cửa tiệm làm đầu ở Kenyatta Avenue. Sau hai tuần cô bị đau đầu dữ dội và không thể ngủ vào ban đêm.

Khi kiểm tra da đầu của Irene, các bác sĩ rất kinh ngạc khi khám phá ra rằng, giòi ăn thịt đang tấn công bộ não của cô. Họ nghi ngờ, số tóc nối đó bị lấy từ cơ thể người chết và những con giòi đã phát triển từ ổ trứng nằm trên những lọn tóc nối. Để chữa dứt điểm căn bệnh đau đầu do giòi gây ra, Irene đã phải cạo trọc đầu và điều trị kháng sinh trong vòng 2 tuần.

Câu chuyện trích dẫn cả phát biểu của "bác sĩ phẫu thuật, tiến sĩ C.K. Musau", người đã "kêu gọi các quý bà, quý cô phải rất cẩn trọng với những gì trang trí trên đầu, và nói thêm rằng, tốt hơn là nên đánh giá cao vẻ đẹp tự nhiên và hài lòng với những gì ông trời đã ban tặng cho mình thay vì tìm kiếm vẻ đẹp nhân tạo".

Đoạn diễn đạt trên tương tự một cách đáng ngờ với phần cảnh báo trong một phiên bản năm 2010 của câu chuyện về người phụ nữ có tên "Krystal", trợ lý cho một văn phòng luật ở Windhoek, Namibia. Phiên bản này không đề cập tới tiến sĩ Musau.

Một phiên bản nữa năm 2010 về "Laimi" từ Windhoek gần như là bản sao đổi tên của câu chuyện về "Krystal" và một tin khác về "Irene" từ Westlands, Kenya trên trang HuffPost Weird News trong cùng năm. Tất cả các câu chuyện này đều không đề thời gian hoặc tên của tiệm làm đầu đã gây tai vạ.

 

Theo chuyên gia Mikkelson, tin giật gân năm 2013 không chỉ rõ ràng là sản phẩm đạo văn từ các năm trước, mà bản thân nội dung của nó cũng "không thể xảy ra".

Bà Mikkelson viết, những con giòi thường thấy trên xác chết thực chất là các ấu trùng ký sinh của ruồi trâu. Tóc người được dùng để làm tóc giả hoặc tóc nối sẽ phải trải qua công đoạn tẩy sạch và phân loại cẩn thận cho phù hợp với những lọn tóc có màu hoặc chất tóc tương tự, ở ngay giai đoạn đầu của quá trình biến nó trở thành một phụ kiện thời trang.

Vì vậy, ngay cả khi tóc đã được cắt lấy của người chết có chứa trứng ruồi, các ấu trùng tương lai chắc chắn đã bị thải loại trong quá trình xử lý tóc nối ban đầu của hãng sản xuất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm