Trung Quốcthời phong kiến, long bào là trang phục dành riêng cho Hoàng đế, bất kỳ ai khác mặc long bào đều sẽ bị phán tội chết.
Vốn là người đứng đầu đất nước nên trang phục của Hoàng đế rất cầu kỳ. Trước khi được khoác lên long thể của vua, long bào phải trải qua rất nhiều công đoạn, thậm chí phải mất đến 3 năm mới có thể hoàn thành.
Đặc biệt, trong khuôn viên triều đình còn có riêng một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua và hoàng tộc.
Vốn là đấng 'cửu ngũ chí tôn' nên áo long bào của vua sẽ có 9 con rồng, 2 con ở 2 vai, một con ở sau lưng, một con trước ngực áo, một phần tà áo, 4 con còn lại nằm ở phần dưới cùng trang phục. Long bào được thêu từ những loại chỉ thượng hạng, thậm chí còn được làm từ vàng thật. Long bào còn được kết đá quý, ngọc trai cùng bột dạ minh châu vô giá.
Tuy nhiên, không phải tất cả những trang phục Hoàng đế nhà Thanh mặc đều là long bào, chỉ có những bộ được mặc trong lễchúc mừng long trọng và buổi thượng triều mới có cái tên như vậy. Còn những bộ khi đi săn hay vi hành, thị sát sẽ được gọi là hành phục; đồ dự lễn long trọng, tiếp khách nước ngoàigọi là triều phục.
Đối với những vị vua có tính tiết kiệm, một bộ long bào có thể mặc đi mặc lại mấy năm. Thế nhưng, vua Càn Long lại yêu cầu rất nhiều áo bào. Tuy nhiên, do không có thời gian nên Càn Long không có thời gian thử áo mà giao việc này cho một thị vệ thân cận được mình sủng ái.
Tất nhiên, đây là một vinh dự lớn không phải ai cũng có được. Trong khi những thị vệ khác phải đứng gác bất chấp mưa gió thì thị vệ thử long bào chỉ việc ngồi uống trà, thử áo, được nhận lương bổng hậu hĩnh, ban phủ đệ cùng đất đai rộng lớn.
Thế nhưng, người thị vệ này phải có chế độ ăn uống nghiêm ngặt để có vóc dáng giống vua. Khi vua ốm, gầy đi thì thị vệ cũng phải giảm cân; khi vua khỏe mạnh tăng cân thì thị vệ cũng phải ăn uống nhiều lên.
Theo Tiểu Long/Doanh nhân Việt Nam